Mất ngủ khi mang thai là điều hầu như mẹ bầu nào cũng gặp. Tuy nhiên, có một số bà bầu vì công việc và áp lực mà bị mất ngủ hoặc ngủ rất ít, nhất là vào những tháng cuối thai kì. Vậy mất ngủ tháng cuối thai kỳảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
- Thay đổi hormone: Những thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể, cộng thêm tác dụng phụ khi mang thai, ảnh hưởng không ít cũng nhiều lên hệ tiêu hóa mẹ bầu như táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng... dẫn đến chứng mất ngủ.
- Khó tìm được vị trí ngủ thoải mái: Vị trí ngủ không thoải mái cũng có thể làm bà bầu ngủ không ngon, không sâu giấc. Ở từng giai đoạn mang thai, tư thế ngủ cần được thay đổi để phù hợp với mẹ bầy sao cho thoải mái nhất, nhất là khi thai phát triển ngày càng lớn.
- Hay mơ: Những giấc mơ trong thai kỳ là điều không thể tránh khỏi và đây cũng là một trong các nguyên nhân gây xáo trộn giấc ngủ của mẹ bầu.
- Chứng chuột rút: Không ít mẹ bầu bị chuột rút làm phiền mỗi đêm nhiều đến nỗi không tài nào chợp mắt được, nhất là vào tam cá nguyệt cuối cùng.
- Đi tiểu thường xuyên: Chứng đi tiểu liên tục trong thai kỳ cũng dễ dẫn đến hiện tượngmất ngủ khi mang thai.
- Thai nhi làm phiền: Nhiều mẹ bầu than thở do thai nhi chuyển động nhiều, thường xuyên huých mạnh khi mẹ đang ngủ làm mẹ đột ngột tỉnh giấc và khó ngủ lại.
Mất ngủ tháng cuối ảnh hưởng đến bé
- Con sinh ra bị chậm phát triển: Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng. Nếu mẹ bầu hay có thói quen ngủ muộn, và nếu cộng với sự thiếu dinh dưỡng thì điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị chậm phát triển, nhẹ cân...
- Con sinh ra hay quấy khóc: Khi thai phụ thức đêm thì nhịp đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và trở thành thói quen. Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi nên cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Trẻ sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu. Rất có thể tính cách con như vậy chính là do ảnh hưởng từ thói quen ngủ muộn của mẹ.
- Con sinh ra bị thiếu máu: Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Mất ngủ tháng cuối ảnh hưởng đến mẹ
Sức khỏe của em bé có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nếu người mẹ thiếu ngủ, ảnh hưởng nhiều nhất là đến sự phát triển của các chức năng. Mất ngủ tháng cuối thai kỳảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé là điều mẹ không thể không lưu tâm. Không những thế, việc thiếu ngủ khiến bà bầu không tỉnh táo, dễ rơi vào trạng thái ngủ gật khi lái xe, dễ bị kiệt sức hoặc vấp ngã khi đi lại, nếu thế, em bé sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều.
Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng trong những tháng cuối của thai kỳ có khả năng khó sinh, phải sinh mổ và quá trình sinh nở cũng diễn ra lâu hơn so với những phụ nữ được ngủ nhiều hơn 7 tiếng mỗi ngày. Vì vậy, nếu có điều kiện, bà bầu hãy cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.
Hầu hết mọi người đều biết, giấc ngủ của bà bầu không tác động đến giấc ngủ của thai nhi và ngược lại, tuy nhiên, nếu người mẹ mang thai thiếu ngủ thì sẽ để lại nhiều tác động lên thai nhi. Có một điều dễ hiểu là khi người mẹ không ngủ ngon thì thai nhi cũng sẽ khó có thể thoải mái. Tuy nhiên, bạn cũng nên yên tâm là cho dù người mẹ tỉnh thì em bé trong bụng vẫn có thể ngủ bình thường.
Không ai có thể giải thích được lý do tại sao giấc ngủ của em bé lại độc lập hoàn toàn với chu kỳ ngủ của người mẹ, mặc dù hầu hết các chuyên gia đều biết rằng giấc ngủ là một trong những nhu cầu mạnh nhất của con người.
Các nhà khoa học cũng không thể khẳng định chắc chắn, liệu âm thanh từ bên ngoài có tác động đến giấc ngủ của thai nhi hay không nhưng những lớp da và cơ, nước ối và nhịp tim của người mẹ cũng phần nào tạo được một không gian cách âm với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, những tiếng động lớn hay chuyển động đột ngột có thể đánh thức thai nhi và người mẹ có thể cảm nhận rõ điều này qua cảm nhận những lần đạp của em bé.
Mẹ bầu nên ngủ thế nào?
Những thói quen tốt giúp bà bầu ngủ ngon
- Nếu muốn con sinh ra khỏe mạnh thì mẹ bầu nên duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Khi mang bầu, có thể bạn sẽ ngủ nhiều hơn nhưng tốt nhất là nên dành nhiều thời gian ngủ vào ban đêm.
- Mẹ bầu nên dành ra khoảng từ 30 phút đến một tiếng để ngủ trưa. Sau khi ăn, mẹ bầu có thể đi lại nhẹ nhàng và nằm nghỉ một chút.
- Duy trì thời gian biểu hàng ngày và cố gắng tuân thủ thời gian một cách nghiêm túc sẽ giúp mẹ bầu có nhịp đồng hồ sinh học ổn định. Giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon. Đặc biệt, mẹ bầu không nên làm những việc nặng và căng thẳng trước khi ngủ.
- Tuần thứ 12 của thai kỳ là tuần khá quan trọng vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành các cơ quan, mẹ bầu nên tuân thủ giờ giấc để tránh dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
- Dậy sớm đi bộ thư giãn hoặc đi dạo hít thở không khí trong lành trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu xóa tan mệt mỏi và có được một giấc ngủ ngon.
Lưu ý tới chế độ ăn uống
- Cá, các loại đậu sẽ kích thích não bộ và giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon.
- Bổ sung vitamin B khi mang bầu là rất cần thiết vì nó không chỉ tham gia vào quá trình trao đổi chất mà còn giúp cung cấp năng lượng, bảo vệ các mô thần kinh, giảm căng thẳng...
Qua bài viết bạn đã biết mất ngủ tháng cuối thai kỳảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé rồi đấy. Vì vậy hãy chăm sóc giấc ngủ của mẹ thật chu đáo và toàn diện để đảm bảo cho cả mẹ và bé nguồn sức khỏe tốt nhất nhé.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Mẹ đã biết 8 điều giúp trẻ ăn dặm đúng chuẩn chưa?
Công thức ăn dặm cho trẻ ăn dặm không lên cân được
2
Ăn dặm kiểu Nhật và những điều có thể mẹ chưa biết
2
Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
2
Phân của trẻ qua từng giai đoạn phát triển, mẹ cần nắm rõ
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Giải pháp trị chứng mất ngủ ở bà bầu mang thai 3 tháng cuối
- Vì đâu phụ nữ mang thai lúc nào cũng "than" mất ngủ, khó ngủ?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!