Mẹ cần biết gì khi có quá nhiều sữa cho con bú?

Dinh dưỡng cho Trẻ - 11/24/2024

Làm cách nào để điều chỉnh lượng sữa khi bạn có quá nhiều sữa cho con bú khiến bé hay bị sặc? Đừng lo lắng, Hello Bacsi sẽ chia sẻ các lưu ý về việc này.

Nhiều bà mẹ nhận ra rằng mình có quá nhiều sữa trong vài tuần đầu cho con bú, nhiều đến mức bé gặp khó khăn với lượng sữa uống vào và phải thở hổn hển, phun hoặc bị sặc khi cố gắng mút lấy mút để khi sữa trào ra. Việc rò rỉ và phun sữa có thể làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và xấu hổ (đặc biệt là khi điều này xảy ra ở nơi công cộng). Vậy điều này có thực sự bình thường hay không?

Tại sao cơ thể bạn tiết ra quá nhiều sữa?

Nguyên nhân gây hiện tượng quá nhiều sữa ở các bà mẹ cho con bú có thể là do bạn đang có nhiều sữa hơn lượng sữa mà bé cần lúc này hoặc là sữa trào ra nhanh hơn so với lượng sữa mà bé có thể bú. Dù nguyên nhân là gì thì nguồn cung sữa của bạn sẽ điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu sữa của bé trong tháng tới và hiện tượng này sẽ giảm dần.

Bạn nên làm gì để kiểm soát lượng sữa?

Cho đến lúc đó, hãy mang theo khăn bên cạnh để lau chùi cho bạn và bé mỗi lần cho bú và thử áp dụng những cách sau để phần nào kiểm soát được lượng sữa của bạn:

  • Nếu bé nuốt sữa gấp và thở hổn hển ngay sau khi bạn bắt đầu cho bú, hãy đưa bé ra khỏi vú một lúc khi sữa đang trào ra. Khi sữa đã chảy chậm và ổn định, bạn hãy cho bé bú trở lại.
  • Chỉ cho bú một bên vú mỗi lần. Bằng cách này, ngực của bạn sẽ tiết hết sữa và bé sẽ chỉ bị ngập sữa một lần thay vì mỗi lần khi bạn cho bé bú.
  • Nhẹ nhàng tạo áp lực lên quầng vú trong khi cho con bú để giúp ngăn dòng sữa chảy xuống.
  • Đổi tư thế để bé ngồi nhiều hơn. Một số bé sẽ để cho sữa trào ra khỏi miệng để giảm bớt lượng sữa trong miệng.
  • Hãy thử ngồi ngửa ra một chút hoặc thậm chí cho con bú trong khi nằm ngửa bằng cách đặt bé lên trên ngực của bạn (mặc dù điều này có thể khó mà làm thường xuyên).
  • Dùng máy chiết sữa trước khi cho bú đến khi dòng sữa của bạn đã ít lại. Sau đó, bạn có thể đặt bé vào vú và bé sẽ không bị trào sữa nữa.

Đừng cho rằng việc giảm lượng nước mà bạn uống vào sẽ giúp giảm lượng sữa mà bạn tiết ra. Tăng hay giảm lượng nước uống mỗi ngày đều không có bất kỳ mối tương quan nào với việc tạo ra sữa. Uống ít nước hơn sẽ không làm cho bạn sản xuất sữa ít hơn nhưng có thể khiến bạn sinh bệnh.

Nếu bạn quá lo lắng về hiện tượng có quá nhiều sữa của chính mình, hãy đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!