Những thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, thịt nạc và chất béo từ thực vật đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nhưng đồ uống thì sao? Nước ép trái cây? Nước ngọt? Nước khoáng? Nước chứa vitamin? Nước tăng lực hay thức uống thể thao?
Hiện nay, có vô số loại nước uống đóng chai được bày bán trên thị trường. Rất khó để biết đồ uống nào thực sự có lợi cho trẻ. Đôi khi, những đồ uống bé thích lại gây hại cho sức khỏe của bé. Thực tế, trẻ em không cần uống bất cứ loại nước trái cây nào để có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Nước trái cây không góp phần làm nên một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bé (Ảnh minh họa).
Vậy trẻ nên uống gì? Ai cũng biết sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các tổ chức y tế hàng đầu khuyến cáo trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nuôi con bằng sữa mẹ trong một năm sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng có giá trị và nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của bé.
Sau một tuổi, nước nên là thức uống chính của trẻ. Sữa bò nguyên chất cũng là một lựa chọn tốt vì sữa sẽ cung cấp nguồn vitamin D thiết yếu. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, nước trái cây hoặc các đồ uống có vị ngọt là không cần thiết. Dưới đây là 5 lí do nên loại chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ dưới 1 tuổi, theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ:
1. Nước trái cây góp phần dẫn đến thừa cân
Nước trái cây chứa lượng đường tự nhiên cũng như trái cây và rau củ. Tuy nhiên, lượng đường này trở nên đậm đặc và nhiều calo khi được làm thành nước ép. Do đó, thường xuyên sử dụng loại thức uống này có thể dẫn đến thừa cân. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Pediatrics mới đây cho biết trẻ từ 1 - 6 tuổi uống 1 lần nước trái cây mỗi ngày làm thay đổi chỉ số BMI ở trẻ.
2. Tăng nguy cơ sâu răng
Dù nước ép trực tiếp từ trái cây sẽ chứa những vitamin cần thiết có trong trái cây nhưng lại không chứa chất xơ như trái cây thực (Ảnh minh họa).
Thường xuyên uống nước ngọt, cụ thể là nước trái cây, sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng. Nước là thức uống tốt nhất cho sức khỏe răng miệng. Việc sâu răng thậm chí có thể diễn ra trước khi trẻ mọc răng. Nếu trẻ uống đồ ngọt trước khi ngủ, lượng đường sẽ đọng lại trên lợi và qua thời gian sẽ tăng nguy cơ sâu răng. Để giảm thiểu nguy cơ này, các mẹ nên tránh cho bé uống ngọt và phải đánh răng thường xuyên ngay khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên.
3. Làm giảm cơn thèm ăn
Vì đồ uống ngọt chứa nhiều calo, chúng có thể khiến bé bị đầy bụng và không còn muốn ăn những thức ăn lành mạnh mà bạn giày công chuẩn bị. Việc tránh uống đồ ngọt sẽ khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
4. Tăng nguy cơ tiêu chảy
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, nước trái cây hoặc các đồ uống có vị ngọt là không cần thiết (Ảnh minh họa).
Một số trẻ em gặp các vấn đề về tiêu hóa do lượng đường chứa trong nước ngọt. Nồng độ đường cao của nước trái cây có thể dẫn đến rối loạn đường ruột, bao gồm tiêu chảy. Nếu nước trái cây gây ra tiêu chảy, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé do mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
5. Nước trái cây không có giá trị dinh dưỡng
Không nên sử dụng nước trái cây làm món thay thế cho trái cây đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Dù nước ép trực tiếp từ trái cây sẽ chứa những vitamin cần thiết có trong trái cây nhưng lại không chứa chất xơ như trái cây thực. Trong khi đó, chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tim mạch và hệ tiêu hóa.
0 - 6 tháng tuổi: Không uống nước trái cây, trừ khi nó được sử dụng để làm giảm tình trạng táo bón.
6 - 12 tháng: Có thể uống một lượng hạn chế nước trái cây mỗi ngày, nhưng nước là sự lựa chọn tốt hơn. Nên cho trẻ uống nước trái cây bằng cốc, không cho vào bình/chai để tránh nguy cơ sâu răng.
1 - 6 tuổi: Tối đa 177ml nước trái cây/ngày.
7 - 18 tuổi: Tối đa 355ml nước trái cây/ngày.
Nguồn: Tổng hợp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!