Những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi

Kiến Thức Y Học - 05/16/2024

Bệnh sởi là một trong những loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm rất cao. Trẻ dưới 1 tuổi là một trong những nhóm người rất dễ mắc phải chứng bệnh lây nhiễm sởi. Vậy nguyên nhân khiến trẻ em dưới 1 tuổi mắc sởi là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao? Biến chứng có nguy hiểm không?

Bệnh sởi là một trong những loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm rất cao. Trẻ dưới 1 tuổi là một trong những nhóm người rất dễ mắc phải chứng bệnh lây nhiễm sởi. Vậy nguyên nhân khiến trẻ em dưới 1 tuổi mắc sởi là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao? Biến chứng có nguy hiểm không?

Bệnh sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi là gì?

Bệnh sởi nói chung và bệnh sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi nói riêng là loại bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra. Đa số sởi là bệnh lý lành tính, ít gây nên biến chứng nguy hiểm như tử vong nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chúng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, ảnh hưởng đến mắt và tiêu chảy.

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hệ thống miễn dịch, sức đề kháng và sức khẻo tổng thể nhìn chung yếu hơn nhiều so với người lớn. Do vậy, khi mắc sởi sẽ nhanh lành hơn, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của bé. Thông thường trẻ trên 5 tháng tuổi dễ mắc nhiễm sởi hơn trẻ dưới 6 tháng tuổi do hệ thống chất miễn dịch có trong sữa mẹ lúc này cao nên trẻ ít dễ lây nhiễm.

Những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi

Nguyên nhân gây nên bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em xuất phát từ nhóm nguyên nhân chính là lây nhiễm qua đường hô hấp và dễ mắc hơn rất nhiều so với người lớn do hệ thống miễn dịch yếu. Thông thường bé mắc bệnh do các tiếp xúc virus sởi qua sinh hoạt nói chuyện, hắt xì... tạo thành tia nước bọt vướng lên người trẻ hoặc cho bé tiếp xúc với đồ đạc có chứa virus sởi (khăn mặt, quàn áo vương nước bọt...). Đối với những trẻ cơ thể càng yếu do sinh non, thiếu cân, suy dinh dưỡng thì càng đễ lây nhiễm. Theo bác sĩ Đinh Thị Thu Hương (bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm của bệnh viện nhiệt đới) chia sẻ trên trang Lily & WeCare.vn cho biết có tới hơn 90% trẻ em dưới 1 tuổi mắc bệnh sởi là do lây nhiễm. Do vậy phải tuyệt đối đề phòng cho bé trong giai đoạn dịch hoặc có người thân nhiễm sởi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi

Khi nhiễm vius sởi, trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh nên không có hoặc rất ít dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em từ khi bắt đầu khởi bệnh đến khi kết thúc thường trải qua ba giai đoạn với những dấu hiệu cụ thể khác nhau:

- Giai đoạn ban đầu trẻ thường bị sốt (nhẹ hoặc nặng), cao nhất là 40 độ kèm theo một số biểu hiện khác như xuất hiện mũi, ho, mắt đỏ hoặc phù, xuất hiện các chấm đỏ li ti bên má.

- Giai đoạn cao điểm của bệnh trẻ mắc chứng phát ban (mọc ban sởi) khắp cơ thể (mặt, cổ, ngực, bụng, tay, chân...). Các ban sởi có màu hồng nhạt hoặc đỏ, không nổi cục, không ngứa hoặc ít và xuất hiện dày kèm theo các cơn sốt cao liên tục.

- Giai đoạn cuối của bệnh là các nốt phát ban biến mất dần đến hoàn toàn và để lại vết thâm (nhẹ hoặc nặng tùy trường hợp) kèm theo những biến chứng nhất định.

Những biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi

Tùy theo sự lây lan của virus sởi và thể trạng sức khỏe, sức đề kháng của trẻ cũng như số tháng tuổi mà trẻ mắc phải các biến chứng bệnh từ nhẹ đến nặng gồm:

- Biến chứng đường hô hấp gây viêm phổi, ho, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm thanh quản, viêm phế quản.

- Biến chứng ở mắt gây nên viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt, đau mắt đỏ.

- Biến chứng ở tai gây đau nhức, đau buốt hoặc nhiễm trùng tai.

- Biến chứng ở hệ tiêu hóa gây viêm niên mạc ruột, tiêu chảy kéo dài

- Biến chứng ở hệ thống thần kinh gây viêm màng não, viêm não, viêm tủy cấp. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhắt có thể gây tử vong nhưng rất ít gặp ở sởi trẻ em dưới 1 tuổi.

Những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi

Điều trị viêm sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi

Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh sởi như trên, các bậc phụ huynh nên lập tức đưa trẻ tới những cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám,. Chuẩn đoán và điều trị phù hợp. Các phương pháp điều tị khi trẻ dưới 1 tuổi bị sởi cần lưu ý gồm:

- Sử dụng thuốc tây: Thông thường các loại thuốc tây sẽ được sử dụng với liều lượng hết sức cân nhắc vì trẻ nhỏ tuổi. Các loại thuốc phổ biến gồm paracetamol, aspirin và iburofen giúp hạ sốt, giảm đau. Một số trường hợp sẽ hợp với các loại vitamin A, thuốc hoặc thảo dược trị ho, thuốc nhỏ mắt... tùy theo các biến chứng của bệnh gây ra.

- Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ giàu các thức ăn mát, lỏng, chứa nhiều nước và dễ tiêu, ưu tiên các loại rau củ quả. Bổ sung nước thường xuyên để tránh mất nước kiệt sức cho trẻ.

- Tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần bằng nước muối sinh lý, nước ấm, nước các loại lá mát, lành tính (chè xanh, lá mùi, chanh, bưởi...), sau đó lau sạch và mặc đồ dễ chịu.

- Để trẻ nghỉ ngơi nơi thoáng khí, đủ sáng nhưng hạn chế gió và nhiễm nước lâu.

- Theo dõi diễn biến bệnh và báo lại cho bác sĩ thường xuyên giúp điều trị kịp thời những vấn đề khác phát sinh.

Để phòng ngừa sởi cho trẻ, các bậc cha mẹ tốt nhất nên đưa con đi tiêm phong vắc xin trị sởi khi đủ tháng cần thiết. Bệnh sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi là một loại bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng tuyệt đối các bậc cha mẹ không được chủ quan và nên tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Hãy nâng cao sức khỏe cho trẻ bằng dinh dưỡng, chế độ ăn, chú ý trong sinh hoạt và tiêm các loại vắc xin cần thiết là cách phòng ngừa sởi và các bệnh lý khác tốt nhất.

Xem thêm:

  • Những bài thuốc Đông y trị sởi cho trẻ
  • Tìm hiểu về bệnh sởi trẻ em 9 tháng tuổi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!