Một nghiên cứu mới gần đây cho biết, bà mẹ chỉ cần uống vài ly rượu trong thời kỳ mang thai cũng có thể làm thay đổi đường nét khuôn mặt của em bé khi sinh ra. Vậy chi tiết về nghiên cứu này như thế nào?
Mọi người từ lâu đã biết rằng rượu có thể gây hại cho thai nhi, làm chậm quá trình phát triển não bộ. Đối với một số trường hợp, sự trì hoẵn này còn gây ra những tác hại nghiêm trọng hơn khi chúng tạo thành những khiếm khuyết trên gương mặt của đứa trẻ khi sinh.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia được công bố trên tạp chí y học JAMA Pediatrics đã chỉ ra rằng một lượng nhỏ rượu mà bà mẹ uống cũng có thể làm thay đổi nét mặt trẻ mà không nhất thiết phải gây ra các vấn đề nhận thức.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hình ảnh của 415 khuôn mặt của trẻ sơ sinh để phát hiện ra một loạt các sự khác biệt dù là nhỏ nhất liên quan đến việc bà mẹ uống rượu - chẳng hạn như mũi hếch, sống mũi ngắn hơn.
Những thay đổi này chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không gây hại đến chức nawg của các bộ phận này.
Hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về lượng cồn an toàn mà bà mẹ được sử dụng trong thai kỳ. Ngay cả những nhà nghiên cứu cũng cho rằng đó chỉ là nguy cơ và khó mà xác định được liều lượng.
Tuy nhiên, CDC vẫn cảnh báo rằng: "Trong khi còn chưa có số liệu về việc sử dụng rượu bao nhiêu là an toàn trong hoặc trước thời gian mang thai nên tất cả các loại rượu cồn đều có hại ".
Ngược lại, một số ít nhà nghiên cứu lại vẫn kiên trì cho rằng một liều lượng vừa phải lại hoàn toàn vô hại. Thậm chí họ còn khuyến khích các bà mẹ mang thai thỉnh thoảng hớp vài ngụm.
Nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch ở Victoria, Australia cho thấy bất kỳ lượng rượu tiêu thụ nào cũng đều có tác hại đối với sự phát triển của xương sọ thai nhi.
Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên để khám phá xem rượu có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm trên khuôn mặt của đứa trẻ không bị mắc hội chứng thai nhi rượu.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi các bà mẹ đang mang thai từ ba tháng đầu của thai kỳ tại các phòng khám thai công cộng ở Melbourne, Australia, từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2014.
Họ đã theo dõi với 415 trẻ em người da trắng (195 bé gái và 220 bé trai), từ những bà mẹ từng uống các loại nước uống có cồn trong ba tháng đầu thai kì.
Hành trình "gian nan" điều trị bệnh đau dạ dày của cô gái trẻ Mai Anh
Những điều bạn phải nắm rõ về bệnh ung thư vòm họng
Cách làm đẹp khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ dành cho mẹ bầu
Quy tắc làm việc an toàn cho phụ nữ mang thai
Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai
Những đứa trẻ được chụp ảnh từ nhiều góc độ khác nhau khi chúng tròn 1 tuổi.
Phân tích hình ảnh chụp sọ não ba chiều, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể về hình dạng xương sọ của những trẻ con những bà mẹ kiêng rượu trong thời gian mang thai và những trẻ con của các bà mẹ có ít nhiều uống rượu trước khi sinh.
Sự khác biệt rõ nét đã được tìm thấy xung quanh khu vực giữa khuôn mặt như mũi, môi và mắt.
Những đứa trẻ mà mẹ có uống rượu khuôn mặt khuynh hướng lưỡi cày còn mũi thì hếch.
Những người uống ít thì chỉ có sự khác biệt về kích thước trán của trẻ. Còn những trường hợp uống nhiều hơn thì thể hiện cả trên mắt, mũi miệng, cằm và hình dáng đầu.
Các tác giả của nhóm nghiên cứu đưa đến kết luận: "Mặc dù theo ý nghĩa lâm sàng, những phát hiện này vẫn chưa được xác định, nhưng chúng tôi ủng hộ kết luận rằng phụ nữ sắp hoặc đang mang thai đều nên tránh uống rượu là tốt nhất."
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Xem thêm:
- Uống rượu bia khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
- Những lưu ý quan trọng về việc uống rượu bia khi mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!