Mổ bướu cổ xong nên ăn gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Sau khi mổ bướu cổ nên ăn gì, kiêng gì là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những người vừa mổ bướu cổ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Lily & WeCare mời các bạn tham khảo thông tin qua bài viết sau đây.

Sau khi mổ bướu cổ nên ăn gì, kiêng gì là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những người vừa mổ bướu cổ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Lily & WeCare mời các bạn tham khảo thông tin qua bài viết sau đây.

Biểu hiện thường gặp của bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ hay còn được gọi là bệnh sưng tuyến giáp, do cơ thể thiếu i-ốt gây ra. Bướu cổ là tình trạng xuất hiện một khối u lồi ở vùng cổ, là một trong các bệnh tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, suy giáp, bệnh basedow hoặc ung thư tuyến giáp.

Người bệnh có thể nhận biết bằng cách sờ cổ, nếu cổ bị cứng và bành to ra thì có thể đã bị bướu cổ. Bên cạnh đó, còn có các biểu hiện như: luôn cảm giác cổ họng bị ứ đầy, khó thở hoặc đau cổ họng, hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, sụt cân, người mệt mỏi, trí nhớ kém, cảm thấy lạnh...

Mổ bướu cổ xong nên ăn gì?

Biến chứng thường gặp sau khi mổ bướu cổ

Chảy máu khi phẫu thuật bướu cổ

Chảy máu trong khi phẫu thuật đôi khi rất dữ dội, gây tụt huyết áp trên bàn mổ. Đề phòng biến chứng này bằng cách cầm máu tốt qua từng khâu phẫu thuật, kết hợp tốt giữa đốt điện với khâu cột cầm máu. Sau phẫu thuật, nếu vẫn còn xuất hiện tình trạng chảy máu, thì cần mở vết mổ để cầm máu. Đồng thời có các biện pháp cấp cứu phù hợp.

Khàn tiếng, mất tiếng, thay đổi giọng nói sau mổ bướu cổ

Biến chứng này thường kèm theo khố thở. Nguyên nhân của tình trạng này là do cắt phải dây thần kinh quặt ngược trong quá trình mổ. Lúc này, bệnh nhân cần được khám chuyên khoa tai mũi họng, có thể phải mổ để tạo hình lại dây thanh đới.

Trong một số trường hợp bệnh nhân bị khàn tiếng sau mổ còn có nguyên nhân do phù nề dây thanh đới. Trường hợp này, chỉ cần điều trị bảo tồn một thời gian, giọng nói của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường, không cần phải can thiệp phẫu thuật.

Hạ canxi huyết sau mổ bướu cổ

Nằm ở phía trên tuyến giáp có 4 tuyến cận giáp hay còn gọi là phó giáp, đây là tuyến có vai trò điều chỉnh canxi huyết duy nhất trong cơ thể. Trong quá trình phẫu thuật, các tuyến này bị tổn thương hoặc mất đi, suy cận giáp sau mổ sẽ xảy ra. Người bệnh rơi vào trạng thái thường xuyên bị hạ canxi máu, với nhiều triệu chứng như co cứng cơ, tê tay chân, châm chích, tiêu lỏng,...

Suy giáp sau phẫu thuật bướu cổ

Kỹ thuật mổ bướu giáp của các chuyên gia được coi là yếu tố quyết định trong việc xuất hiện biến chứng này. Khi tiến hành mổ bướu cổ các bác sĩ không bao giờ cắt hết tuyến giáp mà phải để lại phần nhỏ bằng hạt ngô ở hai bên. Nếu cắt bỏ toàn bộ, bệnh nhân sẽ bị suy giáp vĩnh viễn và phải bổ sung hormon tuyến giáp suốt đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp nghi ngờ khối u phát triển thành ung thư, lúc này cần phải loại bỏ toàn bộ phần tuyến giáp.

Tái phát bướu cổ sau phẫu thuật

Bướu cổ tái phát sau phẫu thuật không phải hiếm gặp, nguyên nhân là do cơ thể đã trải qua thời kỳ rối loạn nội tiết tuyến giáp, nên nguy cơ bị các đợt tiếp theo sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, tuyến giáp khi phẫu thuật đa phần là phẫu thuật bóc tách nhân, để lại các phần tuyến giáp lành nhằm duy trì chức năng tuyến. Do đó, khi cơ thể thay đổi nội tiết qua các thời kỳ, gặp chấn động tâm lý, căng thẳng, stress kéo dài có thể khởi phát bướu cổ tái phát trên các phần còn lại của tuyến giáp.

Mổ bướu cổ xong nên ăn gì?

Sau khi mổ bướu cổ nên ăn gì?

Bệnh nhân sau khi mổ bướu cổ cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sau phẫu thuật.

- Nên tăng dần khẩu phần ăn như gạo, bột, các loại đậu và các thực phẩm nên có một lượng mỡ phù hợp nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

- Bạn nên bổ sung thức ăn giàu năng lượng, vitamin và thức ăn có hàm lượng protein cao như thịt, trứng, sữa, gan động vật, rau quả tươi, trái cây...

- Sau khi mổ bướu cổ, bệnh nhân nên ăn những thức ăn loãng, dễ nuốt như sữa, cháo, soup, đồ ăn hầm nhừ, nấu chín kỹ để tránh làm đau vết mổ.

-Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Nên bổ sung lượng muối i-ốt vừa đủ trong bữa ăn hằng ngày, tránh tình trạng dư thừa i-ốt. Một số thức ăn có hàm lượng i-ốt cao là hải sản, sò, ngao, hải đới...

Sau khi mổ bướu cổ, bệnh nhân nên theo dõi thường xuyên và tái khám định kỳ để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh nhằm có những biện pháp điều trị kịp thời.

Mổ bướu cổ xong nên ăn gì?

Không nên ăn gì sau khi mổ bướu cổ

- Sau khi mổ bướu cổ, bệnh nhân nên tránh ăn các loại rau họ cải như: bông cải xanh, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, bắp cải, su hào. Bởi trong những loại rau này có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate, chúng sẽ sản sinh ra isothiocyanates khiến tình trạng bướu cổ trầm trọng hơn, và nó ngăn chặn sự hấp thụ iod của tuyến giáp.

- Hạn chế các món ăn cứng, dai, món ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa.

- Trái cây nên xay thành sinh tố hoặc ép lấy nước uống

- Không uống rượu bia và các loại đồ uống có chứa chất kích thích khác

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Lily & WeCare muốn chia sẻ tới bạn đọc, hy vọng các bạn có thể nhận biết bệnh bướu cổ và cách chăm sóc bệnh nhân bướu cổ sau khi mổ để có được sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm:

  • Bướu cổ đơn thuần có nguy hiểm không?
  • Sóng cao tần làm “biến mất” u bướu cổ mà không cần phẫu thuật

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!