Mọc răng cấm ở người lớn nên nhổ hay để vậy?

Kiến Thức Y Học - 05/09/2024

Mọc răng cấm hay còn gọi là mọc răng khôn, là hiện tượng mà ai cũng phải trải qua. Nhiều người khi mọc răng cấm thường khó chịu, đau và sốt... Vì thế, họ không biết khi mọc răng cấm có nên nhỏ hay để? Cùng Lily & WeCare tìm câu trả lời dưới bài viết sau đây.

Mọc răng cấm hay còn gọi là mọc răng khôn, là hiện tượng mà ai cũng phải trải qua. Nhiều người khi mọc răng cấm thường khó chịu, đau và sốt... Vì thế, họ không biết khi mọc răng cấm có nên nhỏ hay để? Cùng Lily & WeCare tìm câu trả lời dưới bài viết sau đây.

Mọc răng cấm ở người lớn nên nhổ hay để vậy?

Khi nào nên nhổ răng cấm (răng khôn)?

Thời điểm bạn nên tiến hành nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, lúc đó,chân răng hình thành được 2/3.

Khi trên 35 tuổi, bạn tiến hành phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Ngoài ra, yếu tố toàn thân và tại chỗ cũng gây khó khăn trong việc nhổ răng khôn của bạn. Đặc biệt, hậu phẫu cũng khó khăn đối với người nhổ răng khôn.

Không nên nhổ răng khi răng đang mọc, bởi lúc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.

Đối với trường hợp răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, nó có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì nên nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.

Trường hợp răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện thì bạn cũng nên tiến hành nhổ bỏ đi. Bởi nó có nhiều khả năng làm nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

Trường hợp răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì bạn cũng nên nhổ bỏ.

Các bạn biết không, bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng chính vì vậy, nhổ bỏ răng khôn là tốt nhất.

Mọc răng cấm ở người lớn nên nhổ hay để vậy?

Những ai không nên nhổ răng cấm

Nếu bạn có răng khôn mọc bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì không cần phải nhổ đi, mà có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những bệnh nhân không nên nhỏ răng khôn khi không có khả năng kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu...

Ngoài ra, răng khôn liên quan trực tiếp đến xoang hàm, dây thần kinh... mà có thể nhiều người không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.

Những chú ý khi nhổ răng cấm đúng cách

Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp.

Đồng thời, bạn nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá...

Ngoài ra, bạn nên lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng; giữ tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.

Sau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành thương được thuận lợi.

Dấu hiệu mọc răng cấm ở người lớn

- Đau nhức là dấu hiệu đầu tiên đối với người bị mọc răng khôn với những cơn đau nhức từ bên trong răng và nó sẽ trở nên dữ dội hơn khi răng phát triển. Răng khôn thường mọc trong khoảng thời gian vài năm vì vậy, bạn cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng.

- Tiếp theo, người mọc răng khôn sẽ thấy nướu sưng đỏ. Đây là dấu hiệu răng mắc kẹt bên trong, không trồi lên hết được sẽ làm phần lợi phía trên và xung quanh răng bị sưng phồng lên. Đến khi răng đã mọc ổn định nướu răng sẽ trở lại bình thường.

- Người mọc răng khôn sẽ khó há miệng và có thể bị sốt. Những cơn sốt kéo dài, làm nướu sưng đỏ, cử động cơ miệng không còn linh hoạt như trước.

Mọc răng cấm ở người lớn nên nhổ hay để vậy?

Những triệu chứng bệnh nhân hay gặp sau nhổ răng cấm

- Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh sẽ bị sưng tấy. Hiện tượng sưng tấy này sẽ xảy ra trong khoảng 2 ngày đầu tiên sau nhổ răng và giảm dần sau đó. Để giảm tình trạng sưng người bệnh nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.

- Tiếp theo, người bệnh thế thấy đau nhức chỗ phẫu thuật và tình trạng này diễn ra trong 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần.

- Cùng với đó, người bệnh sẽ có khẳng năng bị sốt. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra không quá 2 ngày sau khi phẫu thuật.

- Cuối cùng, người bệnh sẽ bị chảy máu sau khi nhổ răng 30 phút với hiện tượng nước bọt có lẫn máu hồng nhạt. Hiện tượng này sẽ mất sau 2 ngày khi phẫu thuật. Lưu ý, người vừa nhổ răng khôn không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng.

Giá nhổ răng cấm hiện tại là bao nhiêu?

Tuỳ vào cơ sở vật chất và tay nghề của bác sĩ, các phòng khám tư và bệnh viện công có giá nhổ răng khôn khác nhau. Cụ thể như sau

Tại Nha khoa Paris:

Nhổ răng sữa 1 răng có giá: 100,000 đồng

Nhổ chân răng, răng một chân: 1 răng có giá 500,000 đồng

Nhổ chân răng, răng nhiều chân: 1 răng có giá 700,000 đồng

Nhổ răng hàm nhỏ, lớn (4,5,6,7: )1 răng có giá 1,000,000 đồng

Nhổ răng khôn mọc thẳng: 1 răng có giá 1,200,000 đồng

Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 11: 1 răng có giá 2.000.000 đồng

Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 2: 1 răng có giá 3.000.000 đồng

Răng khôn sau khi nhổ sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức mô bao bọc quanh răng và ảnh hưởng đến xương hàm. Đặc biệt nhổ răng khôn có thể gây ra những tác động đến ống chứa dây thần kinh trong xương hàm. Trước khi nhổ cần chụp phim và làm theo lời khuyên của Bác sĩ.

Tại nha khoa Kim:

Mọc răng cấm ở người lớn nên nhổ hay để vậy?

Tại Nha khoa Bảo Đức: Số 1A - Ngõ 3 Thái Hà - Hà Nội

Bác sĩ chính là Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình, là một người lính quân đội, Bác sĩ Bình được nhiều bệnh nhân mệnh danh "Mát tay nhổ răng khôn bậc nhất Hà thành". Với kinh nghiệm và tay nghề cao, Bác sĩ Bình đã giúp nhiều người nhổ răng khôn không đau, nhổ răng khôn không sưng.

Giá nhổ răng khôn hàm dưới: 1000.000 đồng

Giá nhổ răng khôn hàm trên: 800.000 đồng

Giá nhổ răng khôn mọc lệch: 1.200.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!