Răng cấm là khái niệm có vẻ khá quen thuộc với rất nhiều người. Nhưng bạn có thực sự biết răng cấm là gì? Răng cấm là răng nào và răng đóng vai trò gì trong cung hàm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Răng cấm là răng nào?
Răng cấm hay còn gọi là răng số 6 là chiếc răng hàm nằm ngay sát chiếc răng số 7, nhiều người nghe đến đây lại nghĩ rằng răng cấm là răng khôn, nhưng không đúng đâu bạn nhé. Răng cấm là chiếc răng hàm đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai, răng thường mọc trong độ tuổi từ 6-8 tuổi
Để hình dung rõ hơn răng cấm là răng nào, thì bạn nên biết trên khuôn răng của mỗi người thông thường có 28 chiếc răng, nhưng khi đến độ tuổi trưởng thành bé sẽ mọc thêm 4 chiếc răng khôn nữa tổng cộng là 32 chiếc. Bao gồm: 8 chiếc răng cửa; 4 chiếc răng nanh; 8 chiếc răng tiền hay còn gọi là răng cối nhỏ; trong 12 chiếc răng hàm, thì răng cấm là chiếc răng hàm nằm ngay sát răng tiền và có chức năng chính khi ăn nhai.
Do răng cấm - răng số 6 có vai trò cực kỳ quan trọng, nên có lẽ vì lý do ấy mà ông bà ta gọi nó là răng cấm - cấm nhổ bỏ, cấm xâm lấn trừ khi phải bắt buộc.
2. Những lưu ý khi mọc răng cấm mà bạn nên biết
Răng cấm là chiếc răng hàm giữ vai trò quan trọng khi ăn nhai và chủ yếu lực nhai của toàn hàm sẽ tập trung vào chiếc răng này.
Răng được mọc sớm ở độ tuổi mà trẻ em chưa tự ý thức được chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng chính vì không biết răng cấm là gì nên nhiều cha mẹ nhầm tưởng chiếc răng cấm này là răng sữa nên không chú tâm chăm sóc dẫn đến tình trạng bé bị sâu răng. Trên thực tế đa số các trường hợp sâu răng ở trẻ nhỏ và người lớn đều là do sâu răng cấm vì từ nhỏ không ý thức được việc chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng.
Do đó ngay từ khi trẻ bước sang tuổi thứ 6 cha mẹ cần theo dõi tình hình mọc răng của trẻ, nếu chiếc răng hàm số 6 mọc thì đó chính là răng cấm. Bạn hãy quan sát răng cấm mọc như thế nào nếu như có tình trạng mọc lệch thì hãy đưa bé đến trung tâm nha khoa để các bác sĩ có thể điều trị kịp thời, bởi nếu không răng sẽ bị mọc lệch vĩnh viễn điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ ăn nhai đồng thời cũng gây mất thẩm mỹ nữa.
Bé mọc răng sữa bị đen và các giải pháp
Sâu răng ở trẻ nhỏ - Nguyên nhân và cách phòng tránh
Mẹ bầu "bắt buộc" phải biết khi ăn quả hồng
Sâu răng khi mang thai và những điều mà mẹ bầu cần tránh
Răng sữa và răng vĩnh viễn: Tìm hiểu và cách phân biệt
3. Phòng ngừa các bệnh lý mà răng cấm có thể gặp phải
Chăm sóc răng cấm nói riêng và cả hàm răng cho bé nói chung, phải là việc cần đặt lên hàng đầu để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng như sâu răng; viêm nướu; hôi miệng,...
Bạn hãy hướng dẫn bé cách chải răng như thế nào cho đúng, hãy sử dụng bàn chải lông tơ mềm mại và chải đúng cách từ trong ra ngoài. Đầu tiên sẽ là chải mặt trên của hàm răng chú ý chải những răng phía trong sao cho sạch, tiếp đó là chải mặt nhai mặt trong để có thể làm sạch các mảng bám trên răng.
Bạn hãy kiểm soát chế độ ăn uống của bé, bằng cách hạn chế cho bé ăn uống các thực phẩm có chứa nhiều chất ngọt như bánh kẹo và đồ uống có ga,...
Trên đây, bài viết đã cho các bạn biết răng cấm là gì, răng cấm mọc từ lúc nào và những lưu ý khi bé mọc răng cấm. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người trong việc chăm sóc toàn diện cho trẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!