Mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh Alzheimer

Thời sự - 11/24/2024

Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu y tế và sức khỏe quốc gia Pháp (Inserm) xác nhận mối liên quan giữa chứng ngưng thở khi ngủ và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu Pháp đã ghi lại giấc ngủ và hơi thở trong đêm của 127 người trên 65 tuổi, có sức khỏe tốt và không có vấn đề về nhận thức. Nghiên cứu này đã cho phép phát hiện sự hiện diện của chứng ngưng thở khi ngủ ở 3/4 trong số họ. Những người tham gia cũng phải thực hiện các bài kiểm tra để đánh giá bộ nhớ của họ nói riêng. Các xét nghiệm khả năng nhận thức này không phân biệt bệnh nhân có hoặc không có ngưng thở khi ngủ, họ thu được kết quả tương tự như các xét nghiệm về trí nhớ.

Ngược lại, việc chẩn đoán hình ảnh não được thực hiện ở những người tham gia cho thấy các thay đổi đáng chú ý trong não của những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự tích tụ protein beta-amyloid rõ rệt hơn ở đó. Vả lại, chúng ta biết rằng những mảng bám này là một đặc điểm của bệnh Alzheimer. Kết quả hình ảnh cũng cho thấy sự gia tăng khối lượng chất xám và tiêu thụ glucose, đồng nghĩa với quá trình viêm trong não.

Mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh AlzheimerNgưng thở khi ngủ làm gia tăng nguy cơ mất trí nhớ.

'Điều này không có nghĩa là những người đó chắc chắn sẽ mắc bệnh, nhưng họ có nguy cơ cao hơn. Hơn nữa sẽ có được những giải pháp hiệu quả để hạn chế chứng ngưng thở khi ngủ.', bà Géraldine Rauchs, một trong những tác giả của nghiên cứu kết luận.

Những lần ngừng thở lặp đi lặp lại này phải được sàng lọc và điều trị (chỉnh hình hàm dưới, thông khí ban đêm với áp lực dương liên tục). Đặc biệt vì chứng ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, về lâu dài, gây tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.

Hương Thảo

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!