Mỗi ngày trên mặt báo, chúng ta đã đọc biết bao thông tin về tình trạng mắc trầm cảm. Trước kia ai cũng nghĩ đây là một căn bệnh nhẹ, nhưng sau hàng loạt những thông tin người trầm cảm tự tử hay giết người đã khiến cả xã hội phải thay đổi cái nhìn về căn bệnh này.
Có lẽ, ít ai có thể ngờ con số người tự tử do trầm cảm mỗi năm ở Việt Nam lại lớn đến vậy – 40.000 người mỗi năm là con số thống kê trong một báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai). Cũng trong báo cáo này, số liệu cho thấy có khoảng 30% dân số Việt Nam có các rối loạn về tầm thần, 25% trong số đó là các bệnh về trầm cảm.
Có một sự thật là khi có những dấu hiệu mắc trầm cảm, nhiều người vẫn không hề biết. Vì thế, bệnh tình trở nên trầm trọng, dẫn đến việc tự tử hoặc giết người để thỏa mãn cảm xúc.
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm mà nhiều người không ngờ tới
Theo các nhà nghiên cứu, việc phải đưa ra các quyết định với người trầm cảm là một điều vô cùng tồi tệ.
Việc không còn hứng thú với những thứ, những hoạt động mà mình từng thích có thể chính là dấu hiệu đầu cảnh báo bệnh, mọi người không nên chủ quan.
Nguyên nhân là do khi chúng ta bị trầm cảm, các dây thần kinh trở nên nhạy cảm hơn.
Khi bị trầm cảm, người bệnh sẽ giảm ham muốn tình dục vì mất hứng thú với các khoái cảm tình dục, cơ thể mệt mỏi, năng lượng thấp.
Phải làm gì khi bạn thấy mình có dấu hiệu bị trầm cảm
Nếu bạn thấy mình có nhiều dấu hiệu bị trầm cảm thì tốt nhất là nên nói chuyện với các chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn hãy chủ động làm các việc này để giúp mình tự điều trị bệnh trầm cảm:
- Giảm căng thẳng bằng việc ngồi thiền, tập thở sâu hoặc tập yoga.
- Cải thiện lòng tự ái thông qua việc thể hiện những mặt tích cực của bản thân.
- Tích cực giao tiếp với người khác.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn một chế độ cân bằng, vừa phải.
- Nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ.
- Gia nhập các nhóm về bệnh trầm cảm để xin thêm lời khuyên.
Cách phòng tránh bệnh trầm cảm
Nếu muốn phòng tránh bệnh trầm cảm, bạn buộc phải quan tâm hơn đến cuộc sống của mình bằng cách:
- Không làm việc, học tập quá sức... Hãy dành thời gian để thư giãn, tận hưởng cuộc sống.
- Hãy dành thời gian cho các sở thích của mình, nên có khoảng thời gian rảnh để thực hiện những việc mà mình yêu thích.
- Nên tách rời bản thân khỏi mạng xã hội, hãy dành thời gian để trò chuyện, giao tiếp với mọi người ở bên ngoài.
- Thường xuyên vận động, tập luyện và tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời.
- Không nên giữ kín những tâm sự của bản thân mà nên tìm người để cùng sẻ chia, giúp đỡ.
Nguồn: medicalnewstoday, womenshealthmag
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!