Mối nguy hiểm khi uống nước tăng lực chứa caffein và đường

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Uống nước tăng lực chứa caffein và đường sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim.

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trung tâm Y học thuộc Không quân Mỹ (trụ sở tại Travis, California), uống 4 lon nước tăng lực (khoảng 1.000 ml) có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về huyết áp và nhịp tim chỉ sau hai tiếng. Loại đồ uống này tác động lên tim  lớn hơn nhiều so với việc uống cùng một lượng nước có hàm lượng caffeine tương đương nhưng không có đường và các chất bổ sung.

Hầu hết nước tăng lực đều chứa đường, caffein, cùng một số chất 'tự nhiên' khác như taurine, nhân sâm và carnitine. Trong 4 lon nước tăng lực mà các nhà nghiên cứu sử dụng để thử nghiệm có chứa khoảng 108 g đường và 320 mg caffeine, gần giới hạn (400 mg) được khuyến nghị hàng ngày dành cho người trưởng thành.

Mối nguy hiểm khi uống nước tăng lực chứa caffein và đường

Nước tăng lực tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock/Heromen30.

Các nhà nghiên cứu tiến hành theo dõi 18 tình nguyện viên trẻ tuổi và chia họ thành hai nhóm một cách ngẫu nhiên.

Nhóm thứ nhất nhận được 946 ml nước tăng lực, nhóm thứ hai được uống một hỗn hợp nước có gas chứa 320mg caffeine, 40 ml nước chanh tươi và 140 ml si rô anh đào.

Các nhà nghiên cứu đã đo huyết áp và điện tim của các tình nguyện viên bằng điện tâm đồ trước và sau khi tiến hành thử nghiệm từ 1, 2, 4, 6 và 24 tiếng. Kết quả, những người trong nhóm uống nước tăng lực có dấu hiệu tim 'tạm ngừng' thêm 10 ms giữa các nhịp đập.

Thành viên nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Emily Fletcher, cho biết sự 'tạm dừng' này xuất hiện khi kết thúc xung điện của tim để đập vào xung kế tiếp. Nếu khoảng thời gian tạm dừng này quá ngắn hoặc quá dài, sẽ gây ra rối loạn nhịp tim và có thể đe dọa đến tính mạng.

Tiến sĩ Fletcher cho biết thêm rằng huyết áp của những người uống nước tăng lực vẫn tăng nhẹ sau 6 tiếng. Điều này cho thấy các thành phần khác ngoài caffeine cũng có thể là nguyên nhân gây thay đổi huyết áp, nhưng điều này vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Theo daily mail

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!