Theo đó, việc cắt móng quá nhiều, quá sâu, nhất là cắt sát vào 2 bên cạnh của móng chân sẽ làm kích thích phần móng còn lại mọc ngược vào bên trong. Hậu quả của điều này sẽ là móng chân bị cắm vào thịt, gây chảy máu, đau nhức, viêm nhiễm, chảy mủ…
Để điều trị chứng móng chân mọc ngược, nên ngâm chân vào nước muối mỗi ngày trong khoảng 5 phút. Nước muối sẽ thâm nhập vào các khe hở, giết chết các vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Khi làn da đã mềm mại hơn, hãy sử dụng bông gòn để làm sạch lớp da chết ở móng chân.
Móng chân mọc ngược có thể gây viêm nhiễm rất đau
Trong trường hợp móng đã mọc vào bên trong quá sâu thì cần đến bác sĩ để được điều trị. Bác sĩ sẽ sử dụng 1 miếng đệm để lồng vào dưới móng hoặc lấy một miếng nhựa đặt vào nơi móng chân tiếp xúc với da. Nếu móng chân có cảm giác nóng và chảy mủ, sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị hoặc nếu bị đau thì sẽ sử dụng thuốc giảm đau. Khi đó phải tuyệt đối làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, hãy lưu ý bảo vệ móng chân để tránh tình trạng móng chân mọc 'ngược' bằng cách:
- Luôn để móng chân dài đến hết phần thịt của ngón chân, tránh cắt quá sâu vào bên trong.
- Khi cắt móng chân, chỉ nên cắt theo đường viền của ngón, tránh cắt sâu xuống 2 bên cạnh của móng chân.
- Không nên đi giày chật vì nó sẽ gây áp lực lên móng chân.
>> Xem thêm: Thói xấu cắn móng tay nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!