Trong thai kỳ, bà bầu không được coi thường mọi dấu hiệu bất thường.
1. Chảy máu âm đạo.Ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, hiện tượng này đều cực kỳ nguy hiểm. Cứ 10 bà bầu thì có 2-3 người bị chảy máu âm đạo trong 20 tuần đầu mang thai. Máu ra nhỏ giọt sẽ không quá lo như ra máu nhiều nhưng cũng không được chủ quan (Xem nguyên nhân dẫn đến chảy máu âm đạo tại đây)
2. Không nhận thấy chuyển động của thai nhi. Tình hình sẽ đáng ngại nếu hiện tượng này xảy ra trong suốt 24 tiếng và thai đang ở tuần thứ 28 trở đi; hoặc nếu từ tuần 36, bé có ít hơn 10-12 chuyển động trong 1 ngày (Chi tiết tại đây)
3. Sốt cao. Đây là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, bệnh do vi-rút zika… Sốt xuất huyết do vi-rút Dengue ở người mẹ mang thai có thể gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu. Còn mẹ bầu nhiễm vi-rút zika thì sinh con có thể bị dị tật đầu nhỏ, teo não (Xem chi tiết tại đây)
Bà bầu sốt cao là dấu hiệu không thể coi thường (ảnh minh họa: Internet)
4. Buồn nôn.Đây là điều bình thường trong thai kì. Tuy nhiên, nôn quá nhiều có thể khiến thai phụ không thể tiêu hóa được thực phẩm, yếu mệt, hoa mắt chóng mặt, đây có thể là biểu hiện của chứng nôn nghén nặng. Nếu để lâu, có thể dẫn tới giảm cung cấp dưỡng chất cho bào thai khiến thai nhi có thể tử vong. (Xem cách điều trị tại đây)
5. Vỡ ối non. Ối vỡ non dẫn đến sinh non và gây ra hàng loạt các biến chứng cho thai nhi như: nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn bào thai, hội chứng suy hô hấp, xuất huyết não thất, xuất huyết giảm tiểu cầu, hoại tử ruột, nhiễm khuẩn huyết và bất thường chức năng vận động, thần kinh (Xem nguyên nhân và cách điều trị tại đây)
6. Thai già tháng.Nếu thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần, được gọi là thai già tháng (quá ngày dự sinh). Em bé có thể không phát triển tốt như trước, có dấu hiệu bị stress (nhịp tim của bé không đập bình thường), mẹ chuyển dạ gặp khó khăn (Xem cách xử lý tại đây)
7. Tiểu rắt, khó, buốt, đôi khi ra máu. Đây có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh. bà bầu nên uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu (Chi tiết tại đây)
8. Bong rau. Đây là hiện tượng chảy máu màng nuôi dẫn đến dọa sảy thai, cần đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa sản, siêu âm để đánh giá được tình trạng máu tụ (Xem lời khuyên của bác sĩ tại đây)
9. Ngứa kèm theo dấu hiệu khác. Ngứa là bình thường trong thai kỳ nhưng nếu kèm dấu hiệu vàng da: Có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông; kèm với nóng rát âm đạo cảnh báo nhiễm nấm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (Chi tiết tại đây)
10. Giảm cân đột ngột trong 2 giai đoạn đầu.Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm cân này có thể là dấu hiệu bạn mắc chứng bệnh liên quan đến ung thư hoặc tiểu đường (Xem chi tiết tại đây)
11. Đau bụng và ra máu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là dấu hiệu dọa đẻ non và rau tiền đạo, nguy hiểm cho cả mẹ và con (Chi tiết tại đây)
12. Đau đầu không dứt dù đã uống thuốc hoặc nhiều nước. Đây rất có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật (Xem chi tiết tại đây)
HH
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!