Những dấu hiệu cần cảnh giác ở trẻ bị ho

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trẻ nhỏ là đối tượng cực kì nhạy cảm với bệnh tật và các tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng lên rất nhanh. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao để phát hiện càng sớm càng tốt các dấu hiệu nguy hiểm như ho, tiêu chảy, chướng bụng,... có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Trẻ nhỏ là đối tượng cực kì nhạy cảm với bệnh tật và các tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng lên rất nhanh. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao để phát hiện càng sớm càng tốt các dấu hiệu nguy hiểm như ho, tiêu chảy, chướng bụng,... có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Trong bài viết này, Lily & WeCare đề cập đến một vấn đề rất hay gặp ở trẻ nhỏ là ho, với mong muốn giúp các bậc làm cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị ho tốt hơn và đề phòng được các tình trạng bệnh lý nguy hiểm.

Đặc điểm của cơn ho ở trẻ nhỏ

Ho không phải là bệnh mà là một phản ứng tự bảo vệ của cơ thể, giữ cho không khí đi vào cơ thể luôn sạch sẽ, giúp đánh bật những đờm, nước mũi, chất khó chịu gây kích ứng trong cổ họng ra ngoài. Có 2 phản ứng ho thông thường nhằm mục đích vừa nói ở trên:

Ho khan

Thường xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh hoặc dị ứng hay hít phải không khí ô nhiễm. Kiểu ho này giúp làm sạch nước mũi hoặc những chất kích ứng khó chịu ở trong cổ họng ra ngoài.

Ho có đờm

Thường gặp trong bệnh về đường hô hấp, liên quan sự viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra; tạo nên những cục đờm, chất nhầy làm cho bít tắc đường thở.

Ho là triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh khác nhau, chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, ho gà, viêm phổi, viêm xoang,.. Đôi khi ho là biểu hiện ban đầu của một bệnh lý nhẹ nhàng sau đó do không được điều trị mà bệnh trở nên nặng hơn và xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Khi chăm sóc một trẻ sơ sinh bị ho, cha mẹ nên chú ý xem em bé liệu có các biểu hiện thể hiện rằng bệnh lý đã trở nên nặng cần đến sự can thiệp của bác sĩ ngay thông qua việc theo dõi các dấu hiệu liệt kê dưới đây.

Những dấu hiệu cần cảnh giác ở trẻ bị ho

Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở một trẻ bị ho

1. Trẻ được dưới 3 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, hệ miễn dịch còn rất non nớt, trẻ cần được thăm khám sớm ngay khi có biểu hiện ho để được điều trị đúng.

2. Trẻ có biểu hiện sốt trên 38 độ C hoặc chân tay lạnh bất thường.

3. Bé nôn trớ nhiều, liên tục, nôn hết các thức ăn vừa ăn vào.

4. Bé lờ đờ hoặc khó chịu, không chịu chơi hoặc quấy khóc nhiều.

5. Bé bị tiêu chảy nặng kéo dài trên 24 tiếng đồng hồ, phân nhiều nước, mùi khó chịu.

6. Bé có dấu hiệu chướng bụng – đặc điểm này khó nhận ra nhưng mẹ có thể nhân biết bằng cách thấy bụng trẻ tròn hơn hoặc sờ thấy trẻ khó chịu hơn bình thường.

7. Trẻ có biểu hiện của việc bị mất nước do sốt, do tiêu chảy:

- Khô miệng

- Nước tiểu ít, tã vẫn khô suốt 6-8 tiếng đồng hồ màu vàng khè

8. Có vệt máu trong phân hoặc bãi nôn của trẻ.

9. Bé có những cơn co giật.

10. Bé không chịu ăn, cở thể lịm đi.

11. Bé có biểu hiện của vàng da, vàng mắt

12. Trẻ ho kèm theo thở khò khè hoặc biểu hiện của việc cực kì khó thở: thở nhanh, các cơ lồng ngực co rút mạnh để thở, trẻ đang bú mẹ phải dừng lại để thở hay trẻ có biểu hiện tím vùng môi, mũi, vành tai,đầu ngón tay, ngón chân.

13. Đờm của bé đục, có màu xanh, vàng hoặc lẫn máu.

Những dấu hiệu cần cảnh giác ở trẻ bị ho

Có nên cho trẻ uống thuốc trị ho?

Kể cả khi bố mẹ nghĩ trẻ chỉ bị cảm lạnh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất kì loại thuốc nào để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn. Hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích cho trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc trị ho. Kể cả với trẻ lớn hơn một chút (từ 4-6 tuổi), việc sử dụng thuốc chỉ được phép nếu có sự đồng ý của bác sĩ. Các thuốc này làm giảm tạm thời triệu chứng khiến phụ huynh thấy trẻ dễ chịu hơn nhưng đôi khi làm lu mờ các dấu hiệu nguy hiểm dẫn đến không phát hiện được tình trạng nặng của trẻ.

Một số cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc

Nếu cơn ho của trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm thì bố mẹ có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên tại nhà (chanh mật ong, lá hẹ,...) để trị ho cho con, rất an toàn, không lo bị ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chỉ cần trẻ thuộc bất kì nhóm dấu hiệu nào liệt kê phía trên thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh.>>> Xem thêm: 4 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi điều trị ho cho trẻ nhỏ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!