Hiển nhiên, tiêu chảy có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu hiện tượng này kéo dài nhiều ngày hoặc xuất hiện kèm với tình trạng đi ngoài ra máu, bạn hãy đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy không phải vấn đề lớn và thậm chí chỉ là một phần của cuộc sống con người.
Ăn gì khi bị tiêu chảy?
Rabia De Latour, chuyên gia y khoa, bác sĩ tiêu hóa kiêm phó giáo sư tại Tổ chức NYU Langone Health cho biết, chế độ ăn BRAT có thể giúp ích cho những người bị tiêu chảy quá mức. BRAT là viết tắt của các loại thực phẩm bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì nướng. Chế độ dinh dưỡng này thường được nhiều chuyên gia khuyến nghị dành cho những trẻ sở hữu hệ tiêu hóa kém.
Dạ dày con người rất dễ tiêu hóa nhóm thực phẩm BRAT, đặc biệt là chuối. Loại quả này rất có lợi do chúng sở hữu nhiều kali, hợp chất bạn cần bổ sung rất nhiều khi bị tiêu chảy nghiêm trọng. Kali là chất điện giải có nhiệm vụ kiểm soát và điều chỉnh quá trình làm việc của các tế bào nhằm duy trì cơ thể hoạt động bình thường.
Nếu không thích các loại thực phẩm như chuối, gạo, táo và bánh mì nướng, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng loại thức ăn khác cũng chứa không ít kali bao gồm khoai tây, súp lơ xanh và rau chân vịt đã nấu chín.
Nếu không thích các loại thực phẩm như chuối, gạo, táo và bánh mì nướng, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng loại thức ăn khác cũng chứa không ít kali bao gồm khoai tây, súp lơ xanh và rau chân vịt đã nấu chín.
Hơn nữa, những người mắc tiêu chảy cũng nên lưu ý bổ sung nhiều chất lỏng. Theo chuyên gia De Latour, giữ nước khi bị tiêu chảy quá mức là vấn đề quan trọng do tình trạng này dễ khiến cơ thể bạn mất nước nhanh chóng. Không bổ sung đủ nước sẽ dẫn tới mệt mỏi, mất sức và làm trầm trọng thêm triệu chứng tiêu chảy.
Nhìn chung. những loại thực phẩm giàu tinh bột dễ tiêu hóa hơn so với các loại khác. Chuyên gia De Latour cho biết, chúng cũng góp phần hỗ trợ chấm dứt tình trạng tiêu chảy một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, mọi người nên tránh sử dụng gạo nâu vì loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao sẽ gây áp lực không nhỏ tới hệ từ tiêu hóa, từ đó khiến bộ phận này phải hoạt động quá nhiều dù đang bị 'ốm'.
Không nên ăn gì khi bị tiêu chảy?
Đầu tiên, người bệnh cần tránh tiêu thụ tất cả loại thực phẩm có thể khiến dạ dày khó tiêu hóa. Theo Gerard Mullin, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Viện Johns Hopkins Medicine, những thức ăn gây áp lực tới đường ruột sẽ thúc đẩy triệu chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu trước đây bạn bị đau bụng sau khi uống sữa, hãy tránh sử dụng các sản phẩm có chứa đường sữa trong thời gian mắc tiêu chảy.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu trước đây bạn bị đau bụng sau khi uống sữa, hãy tránh sử dụng các sản phẩm có chứa đường sữa trong thời gian mắc tiêu chảy.
Khẩu phần ăn lớn cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu hóa. Bạn nên dùng bữa đúng thời gian, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, ăn chậm nhai kỹ và tránh ăn quá nhiều.
Mọi người cần lưu ý những gì nên tránh và những gì nên ăn nhằm ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy xảy ra thường xuyên. Thật không may, theo Cedrek McFadden, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật dạ dày-ruột tại Đại học y Nam Carolina Greenville cho biết, bạn sẽ mất ít nhất một khoảng thời gian từ 2-3 ngày để cơ thể hoàn toàn hồi phục bình thường.
(Nguồn: Health)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!