Mùa mưa thường đi kèm với ngập lụt, là thời điểm thường bùng phát dịch cúm cùng các bệnh truyền nhiễm qua môi trường nước. Cùng với niềm vui theo cơn mưa rào làm dịu đi cái nắng nóng của xứ nhiệt đới thì mùa mưa cũng mang lại cho con người mặt trái không mong muốn.
Đó là sự bùng phát các bệnh lây lan qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm phổ biến trong mùa mưa bão. Hệ thống nước thải ngập lụt và nhiệt độ thấp tạo ra một môi trường hoàn hảo cho vi trùng và côn trùng phát triển. Chỉ thiếu hiểu biết một thôi là chúng ta có thể dễ dàng bị các nạn dịch vây khốn như: bệnh tả, tiêu chảy, thương hàn, sốt rét, sốt rét, sốt xuất huyết...
Dưới đây là một số lưu ý cho bạn về những thực phẩm cần phòng tránh vào mùa mưa bão.
1. Thức ăn chiên/rán
Thời tiết ẩm ướt làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, các thực phẩm nhiều chất béo, dầu thường gây ra hội chứng IBS (ruột kích thích) làm rối loạn tiêu hóa qua các triệu chứng như đau bụng và nôn mửa. Với tình trạng khi mà các vi sinh vật liên quan đến các bệnh truyền qua nước như bệnh kiết lị và tả đang ở giai đoạn sinh sản đỉnh cao, thì tốt nhất bạn nên tránh những thực phẩm chiên/rán này.
2. Đồ ăn thức uống bán trên đường phố
Các hàng bán đồ ăn vặt, đồ uống pha chế trên đường phố thường có nguy cơ bị ô nhiễm thực phẩm cao hơn nhiều so với trong các cửa hàng. Mưa nắng dãi dầu, bụi bẩn cũng như các loại ruồi nhặng khiến những thứ bạn mua cho vào miệng có thể trở thành những quả bom chứa đầy các loại bệnh tật.
3. Thủy hải sản
Trong mùa mưa, các nguồn nước như sông ngòi và biển bị ô nhiễm nặng nề với tất cả các loại rác thải được đổ ra từ đất liền. Nguồn nước ô nhiễm này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các sinh vật thủy sinh. Và đó là lý do tại sao phải tránh ăn thủy hải sản trong mùa mưa.
4. Mì ăn liền
Mì ăn liền có hàm lượng muối cao và phần lớn được làm bằng bột tinh chế. Với tốc độ trao đổi chất chậm trong cơ thể người vào mùa mưa, các loại thực phẩm này sẽ cơ thể chúng ta mất một thời gian rất dài để tiêu hóa. Nó sẽ gây ra những cơn đau bụng và nôn mửa. Tốt hơn là bạn nên thay nó bằng cách ăn những loại khô, giòn như bỏng ngô, ngô nướng hoặc luộc...
5. Rau ăn lá
Không phải bạn không nên ăn rau mà cần phải thật cẩn thận khi ăn chúng. Những loại rau "thần thánh" như rau bina, cải bắp hay súp lơ ở môi trường có độ ẩm cao sẽ dễ bị vi trùng và vi khuẩn tấn công hơn cả. Nên chọn, nhặt, rửa cẩn thận tất cả các loại rau có lá trước khi nấu.
6. Nước có ga
Mùa mưa làm cho hệ thống tiêu hóa của chúng ta trở nên nhạy cảm. Nước ngọt đóng chai/lon làm giảm việc hấp thu các chất khoáng của cơ thể dẫn tới việc tiêu hóa chậm và yếu tạo thành các rối loạn dạ dày-ruột. Thay cho các loại đồ uống có ga này, bạn hãy dùng đồ uống ấm như súp, shorba hoặc trà. Nó sẽ giúp cân bằng nhiệt độ cho cơ thể và tăng cường sức miễn dịch.
Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
2
Thức ăn được tiêu hóa qua đường ruột như thế nào?
Ăn rau muống chưa chín sẽ bị xơ gan?
Mẹ nên ăn gì trong 3 tháng cuối để con thông minh
Tẩm bổ bằng món canh trứng cà chua giàu dinh dưỡng
7. Món ăn nhiều muối
Thực phẩm mặn làm tăng khả năng giữ nước và tạo ra sự đầy bụng. Một khi dạ dày "khó chịu", nó sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn yếu đi và tạo cơ hội cho các bệnh như bệnh tả hay tiêu chảy.
Theo ĐS&PL
Xem thêm:
- Chăm sóc bản thân trong mùa mưa chưa bao giờ đơn giản đến thế!
- Cảnh giác mề đay mẩn ngứa do lội nước ngập mùa mưa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!