Người mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt, đau đầu, đau mình mẩy, đau cơ, khớp (rất giống với triệu chứng của cảm sốt thông thường hay cảm cúm...) và xuất huyết. Aspirin tôi rất lấy làm lo lắng, bởi nếu người bệnh không biết mà mua aspirin tôi dùng để hạ sốt thì thật khôn lường...
Không dùng thuốc aspirin khi bị sốt xuất huyết.
Aspirin có tác dụng để hạ sốt và giảm đau (mức độ nhẹ và vừa). Thế nhưng thuốc chỉ an toàn khi sử dụng ở người khỏe mạnh, bình thường, không có các bệnh lý như hen, dị ứng, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận... Người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu tuyệt đối không được dùng.
Trong bệnh sốt xuất huyết, người bệnh sẽ bị rối loạn đông máu, khiến cơ thể dễ bị chảy máu (xuất huyết) và giảm tiểu cầu. Ở thể nhẹ sẽ bị xuất huyết dưới da với các chấm đỏ trên da hoặc vết bầm. Ở thể nặng sẽ gây chảy máu răng, chảy máu cam, nôn (ói) ra máu hoặc tiêu phân đen.
Trong khi đó, aspirin lại ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu (nên sẽ chống lại quá trình cơ thể tự cầm máu khi bị chảy máu do sốt xuất huyết), gây loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày... làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra kéo dài hơn và không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa).
Kết quả làm cho bệnh sốt xuất huyết trầm trọng thêm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Điều nguy hiểm là các triệu chứng của sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với các ca sốt virut thông thường nên nhiều người đã tự ý mua aspirin về dùng mà không biết mình đang bị sốt xuất huyết, nên đã xảy ra tai biến...
Vì vậy, khi bị những triệu chứng trên (nhất là trong mùa dịch) mà chưa loại trừ được sốt xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng aspirin tôi để hạ sốt. Người bệnh cần đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán để được dùng thuốc thích hợp và điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!