Bạn có thể đã biết cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng nhưng đôi khi vẫn bị hôi miệng. Trên thực tế, tình trạng này không hiếm gặp bởi vệ sinh răng miệng kém không phải lý do phổ biến nhất dẫn đến hơi thở khó chịu. Theo Prevention, hôi miệng mạn tính chủ yếu do chứng khô miệng gây ra. Đó là lý do hơi thở lúc sáng sớm thường rất nặng mùi.
Một số người bị khô và hôi miệng cả ngày vì uống thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin hay thuốc huyết áp. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên bổ sung nước, nhai kẹo cao su không đường hoặc chuyển sang loại thuốc khác (với sự đồng ý của bác sĩ).
Trong trường hợp khác, hơi thở khó chịu kéo dài cảnh báo vấn đề trong cơ thể. Dưới đây là 5 biểu hiện hôi miệng bạn cần lưu ý nếu mắc phải.
Hơi thở có mùi làm bạn mất tự tin (Ảnh: Wordpress)
Hơi thở có mùi băng phiến
Bạn có thể đã bị dị ứng, chảy dịch mũi sau hoặc nhiễm trùng xoang. Vấn đề về xoang mạn tính khiến vi khuẩn trong miệng chuyển đổi protein trong dịch nhầy thành hợp chất skatole. Bạn hãy uống thuốc dị ứng, rửa xoang hoặc sử dụng kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ (nếu bệnh do vi khuẩn).
Hơi thở có mùi trái cây
Nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Thông thường, đường trong máu được chuyển đến các tế bào để làm năng lượng. Nếu điều này không xảy ra, đường huyết sẽ tăng và các tế bào bắt đầu đốt mỡ. Sản phẩm phụ của quá trình đó là ketones khiến hơi thở có mùi trái cây.
Hơi thở có mùi sữa hỏng
Hơi thở như mùi sữa hỏng cho thấy bạn gặp vấn đề trong việc hấp thụ protein từ các sản phẩm từ sữa do chứng không dung nạp lactose. Bạn còn dễ gặp những triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút, xì hơi sau khi sử dụng thực phẩm có sữa.
Hơi thở có mùi tã bẩn
Bạn có thể bị sỏi amiđan do vi khuẩn, thức ăn mắc lại trong amidan. Những 'viên sỏi' màu trắng hoặc vàng nhạt khiến hơi thở nặng mùi.
Hơi thở có mùi thực phẩm hỏng
Mùi hơi thở rất hôi là dấu hiệu cảnh báo phổi bị nhiễm trùng hoặc ung thư. Tốt nhất, bạn hãy đi khám. Các xét nghiệm sẽ cho biết cụ thể tình trạng sức khỏe của bạn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!