Trường đại học Y Johns Hopkins vừa mới nhận được 'cái gật đầu' của chính phủ Mỹ về vấn đề cấy ghép gan và thận của một bệnh nhân nhiễm HIV cho một người khác cũng được xác định là có kết quả xét nghiệm dương tính đối với HIV. Ca phẫu thuật này sẽ được tiến hành ngay sau khi người nhận và người hiến tặng trải qua một quá trình kiểm tra sức khỏe giống như những ca phẫu thuật cấy ghép khác.
Đây là lần đầu tiên những bệnh nhân nhiễm HIV có thể hiến tặng nội tạng cho những người có tình trạng bệnh tật tương tự, trước đây pháp luật Mỹ không hề cho phép điều này xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Theo ước tính của các chuyên gia, việc gỡ bỏ rào cản pháp lý như vậy sẽ có thể cứu sống 1000 người mỗi năm khi mà có tới 600 bệnh nhân nhiễm HIV sẵn sàng tham gia hiến tặng nội tạng của mình.
Bác sỹ phẫu thuật Dorry Segev cho biết: 'Đây có thể là một trong những bước tiến lớn nhất của ngành phẫu thuật cấy ghép nội tạng trong vòng 1 thập kỷ vừa qua'. Ông cũng chính là đồng tác giả của đạo luật HOPE năm 2013 về vấn đề cho phép bệnh nhân nhiễm HIV tham gia hiến tặng nội tạng, chính tổng thống Barack Obama đã phê duyệt đạo luật này.
Sau 2 năm hoàn thiện các thủ tục pháp lý khác, bệnh viện John Hopkins đã được Cơ quan quản lý mạng lưới chia sẻ nội tạng Hoa Kỳ chọn làm nơi đầu tiên tiến hành ca phẫu thuật mang tính lịch sử này. Thêm vào đó, bác sỹ Segev cũng nhấn mạnh rằng đây chính là một cơ hội sống thứ hai đối với những bệnh nhân vừa nhiễm HIV vừa đang ở giai đoạn cuối của các bệnh lý về nội tạng.
Cấy ghép nội tạng từ bệnh nhân HIV này cho bệnh nhân HIV khác mang lại sự sống cho họ (Ảnh minh họa: Internet)
Thực tế, vấn đề cấy ghép nội tạng từ bệnh nhân HIV này sang bệnh nhân HIV khác đã được đề xuất từ năm 1988 nhưng ngay lập tức nó đã bị đặt ngoài vòng pháp luật vì tuổi thọ các bộ phận này thường rất ngắn dưới tác động của vi-rút HIV. Mặc dù vậy, các bệnh nhân nhiễm HIV đã có thể sống lâu hơn bao giờ hết nhờ sự xuất hiện của các loại dược phẩm đối phó với vi-rút này.
Chính vì lẽ đó, các bác sỹ cho rằng họ có quyền được tham gia hiến tặng nội tạng như những người bình thường khi mà vẫn còn rất nhiều người nhiễm HIV khác mắc ít nhất 1 căn bệnh nữa đối với các cơ quan nội tạng và nguồn cùng nội tạng hiến tặng không phải lúc nào cũng dư thừa.
Ngoài ra, bác sỹ Segev cũng chia sẻ động lực của mình để tạo ra đạo luật HOPE: 'Trước đó, chúng tôi có một danh sách hơn khoảng 120.000 bệnh nhân nhiễm HIV được chẩn đoán bị suy thận hoặc suy gan cần được thay thế để có hi vọng một cuộc sống lâu dài hơn.
Trong khi đó, những cơ quan nội tạng của những bệnh nhân HIV khác lại không hề được nhắc đến vì vấn đề luật pháp. Nếu những người bình thường có thể hiến tặng nội tạng để giúp đỡ người khác thì tại sao bệnh nhân HIV lại không thể làm như vậy đối với những người kém may mắn hơn'.
Trước đó, một ca cấy ghép thận từ bệnh nhân HIV này qua bệnh nhân HIV khác đã được thực hiện tại Nam Phi và nó cũng đã được chứng minh là có thể cứu sống người được nhận nội tạng ghép. Vấn đề lớn nhất hiện nay các bác sỹ phải đối mặt chính là việc những bộ phận cấy ghép này có thể khiến người nhận đối mặt với nguy cơ nhiễm phải một chủng HIV nguy hiểm hơn chủng HIV bản thân họ đã bị nhiễm.
Những chuyên gia nghiên cứu từ bệnh viện John Hopkins cho biết họ sẽ hết sức thận trọng trông việc xác định chủng HIV ở cả 2 bệnh nhân và sử dụng một số loại thuốc kìm hãm HIV nếu cần thiết. Đây cũng là lý do mà các bác sỹ sẽ tập trung nội tạng hiến tặng từ những bệnh nhân HIV đã qua đời, ngoài ra vấn đề thiếu hụt những nghiên cứu cần thiết sẽ khiến cho ca phẫu thuật đầu tiên này diễn ra ở một tốc độ cực kỳ chậm chạp.
Mặc dù vậy, bác sỹ Segev nhận định rằng chỉ cần ông và các đồng nghiệp vượt qua được thử thách đầu tiên này thì vấn đề có thể sẽ lan rộng một cách chóng mặt. Hiện tại, những bệnh nhân HIV vẫn đang phải với một sự kỳ thị không nhỏ từ xã hội vì nhiều người cho rằng đã nhiễm HIV là sẽ trở thành gánh nặng và không thể giúp ích gì cho người khác, đạo luật HOPE có thể thay đổi hoàn toàn quan nhiệm này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!