Các chuyên gia nghiên cứu trẻ em tin rằng năm đầu đời là khoảng thời gian vàng để học hỏi của trẻ và bố mẹ có thể giúp bé phát triển trí não và các kỹ năng qua những điều rất dễ dàng, theo Parents:
Kích thích tầm nhìn của trẻ:
- Tận dụng mọi cơ hội giao tiếp bằng mắt với con, nhìn thẳng vào mắt bé khi nói, cười, cho con ăn... Trẻ nhận biết gương mặt từ rất sớm và gương mặt của bố mẹ là quan trọng nhất với bé. Mỗi lần bé nhìn vào mặt bạn là một cợ hội giúp bé phát triển trí nhớ.
- Thè lưỡi ra với bé: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ 2 ngày tuổi đã có thể bắt chước những động tác đơn giản của khuôn mặt. Đây là dấu hiệu rất sớm của khả năng giải quyết vấn đề sau này.
- Hãy cho bé nhận biết mình trong gương. Ban đầu, bé có thể tưởng mình đang nhìn khuôn mặt một bé khác nhưng trẻ sẽ rất thích vẫy tay và cười với 'em bé' kia.
- Tập cho bé phân biệt sự khác nhau: Bạn đưa 2 bức tranh cách tầm mắt của bé quãng 20-25cm. Hai bức tranh phải tương tự nhau nhưng cần có một chi tiết nhỏ khác nhau (ví dụ một bức có cái cây, bức kia không có). Những em bé chỉ vài tháng tuổi sẽ ngắm nghía kỹ hai bức tranh và dần dần phân biệt được sự khác nhau - đây là những bước đầu tiên giúp bé nhận biết mặt chữ và tập đọc sau này.
Trò chuyện với trẻ thường xuyên cũng là cách giúp trẻ thông minh và phát triển ngôn ngữ (Ảnh minh họa: Internet)
Nói chuyện với bé, làm cho bé cười:
- Nhìn vào mắt bé và nói những câu ngắn, dừng lại để bé có thời gian bắt chước. Lúc đầu, có thể bé chỉ nhìn bạn trân trân, nhưng chỉ ít lâu sau, bé sẽ quen với âm điệu của việc nói chuyện, và phát ra các âm thanh tham gia vào câu chuyện.
- Nựng bé bằng giọng nói với âm điệu cao thấp khác nhau.
- Hát cho bé nghe: Bạn càng biết nhiều bài hát càng tốt. Nếu có khả năng, bạn tự sáng tác các âm điệu hoặc lời hát theo những âm điệu có sẵn. Hãy cho bé nghe các loại nhạc khác nhau... Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nghe nhạc cũng tương tự như là học toán vậy.
- Mô tả các việc bạn làm, ví dụ: hãy nói: khi bố (mẹ) bật đèn, con sẽ thấy phòng sáng lên nhé - trước khi bạn bấm công tắc bật đèn. Bằng cách đó, bạn bắt đầu dạy cho trẻ khái niệm về nguyên nhân và hậu quả.
- Cù vào lòng bàn chân trẻ. Bạn có thể cù khắp người bé. Cười là bước đầu tiên giúp bé phát triển khả năng hài hước.
- Tạo khuôn mặt hài hước khi chơi với bé. Cho bé sờ vào mũi bạn, lúc đó bạn có thể tạo khuôn mặt hoặc âm thanh vui vẻ. Cho bé kéo tai bạn, trong khi bạn lè lưỡi ra. Hãy phát ra những âm thanh buồn cười khi bé đập tay vào đầu bạn. Hãy nhắc đi nhắc lại quy luật độ 3 đến 4 lần, sau đó đổi để luyện cho bé khả năng đoán.
- Hãy chơi các trò hài hước. Ví dụ: chỉ vào ảnh người đàn ông nào đó và gọi anh ta bằng 'Mẹ - Mommy', sau đó nói với bé là bạn 'dở hơi' và tự cười với trò đùa của mình. Bằng cách này, bạn dạy cho trẻ khả năng hài hước.
Mẹ cũng nên đọc sách, đọc truyện cho bé nghe (Ảnh minh họa: Internet)
Tận dụng mọi cơ hội để thiết lập sự gắn bó với bé:
- Cho bé bú mẹ nếu có thể. Những lúc cho con bú là khoảng thời gian quý báu để giao tiếp với bé: hát cho con nghe, nói chuyện với con, hoặc đơn giản là xoa đầu và vuốt tóc bé.
- Sử dụng thời gian thay tã để dạy bé về các bộ phận của cơ thể hoặc khái niệm về quần áo.
- Hãy tắt TV và smartphone khi có bé bên cạnh: Hệ thần kinh của bé cần sự giao tiếp một - một, vì vậy, đừng để cho TV và điện thoại thông minh làm cả bạn và bé bị phân tâm.
- Đừng quên nghỉ ngơi: Hãy dành thời gian ngồi bên cạnh bé trên sàn nhà dưới ánh đèn sáng, thậm chí tắt nhạc đi. Có thể ngồi im tận hưởng sự im lặng hoặc chơi trò gì đó với bé. Bạn có thể để bé tự do lựa chọn xem bé muốn làm gì.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!