Nâng mũi bị hỏng có thể khắc phục được không?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nâng mũi bị hỏng có thể bị hoại tử, biến dạng hoàn toàn. Đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Tái phẫu thuật mũi - giải pháp 'cứu cánh' cho nâng mũi hỏng

Phẫu thuật nâng mũi là một trong những dịch vụ làm đẹp chứa nhiều rủi ro cao. Nâng mũi thường đi kèm với các biến chứng nguy hiểm như: Đầu mũi bị bỏng đỏ, mũi bị nghiêng, méo vẹo, bị nhiễm trùng sụn mũi, nặng hơn là bị hoại tử mũi.

Nâng mũi bị hỏng có thể khắc phục được không?

Phẫu thuật nâng mũi là một trong những dịch vụ làm đẹp chứa nhiều rủi ro cao (Ảnh minh họa: Internet)

Thực tế là có nhiều trường hợp là người nổi tiếng đã bị hỏng mũi sau khi phẫu thuật như Diva Hàn Quốc Kim Choo Ja khiến nhiều người hoảng hốt bởi chiếc mũi teo lại đáng sợ, do phẫu thuật hỏng. Hay nghệ sĩ Tiết Chỉ Luân, được báo chí Trung Quốc gọi là 'xà tinh của năm' bởi chiếc cằm và sống mũi nhô ra bất thường, hoàn toàn bị biến dạng.

Vậy làm sao có thể khắc phục được hệ quả của phẫu thuật nâng mũi hỏng? Theo GS. Gedge David Rosson, Giám đốc trung tâm Johns Hopkins, mỗi dạng mũi có những cách làm đẹp khác nhau, do nhiều nguyên nhân mà khiến bạn bị phẫu thuật mũi bị hỏng.

Để khắc phục tình trạng này, cách tốt nhất là bạn cần thực hiện phẫu thuật sửa lại mũi (tái phẫu thuật mũi). GS.Gedge David Rosson cũng nhấn mạnh rằng: Bạn cần đi tìm chuyên gia tư vấn để xem có thể khắc phục được tình trạng mũi bị hỏng như thế nào và cần tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thứ vì phẫu thuật sửa lại mũi sẽ phức tạp hơn so với lần đầu.

Lưu ý khi tái phẫu thuật mũi hỏng

- Tái phẫu thuật mũi là phẫu thuật thực hiện khó khăn hơn so với phẫu thuật mũi lần đầu tiên, chính vì vậy bạn cần lựa chọn trung tâm thẩm mỹ có úy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị đúng đắn, hiệu quả toàn diện.

Nâng mũi bị hỏng có thể khắc phục được không?

Tái phẫu thuật mũi là phẫu thuật thực hiện khó khăn hơn so với phẫu thuật mũi lần đầu tiên (Ảnh minh họa: Internet)

- Tái phẫu thuật mũi chỉ thực hiện được sau 6 tháng tính từ thời gian bạn nâng mũi bị hỏng. Đảm bảo các vết thương bên trong mũi do lần phẫu thuật trước lành hẳn rồi mới có thể thực hiện việc tái phẫu thuật.

- Sau 6 tháng kể từ ngày phẫu thuật lần đầu, bác sĩ mới có thể lấy chất liệu độn ra khỏi mũi. Đối với trường hợp chất liệu độn là loại bị mô thịt ăn vào vật liệu độn bên trong, gây tổn thương sâu sắc đến cấu trúc và chức năng mũi, cần phải mất thêm 3 - 6 tháng nữa tùy theo cơ địa từng người, bác sĩ sẽ nuôi cấy mô phục hồi lại mới có thể tiến hành được tái phẫu thuật mũi.

- Trước khi tái phẫu thuật mũi, bạn cần chắc chắn rằng đã được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và xác định rõ tình trạng mũi hiện tại của bạn để có thể đưa ra kế hoạch phẫu thuật sửa lại mũi phù hợp nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!