Nên cho con ăn ít hay nhiều chất béo?

Dinh dưỡng cho Trẻ - 04/27/2024

Bổ sung chất béo như thế nào để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh cho bé? Hello Bacsi sẽ giải quyết trăn trở của các bậc phụ huynh.

Chất béo đóng một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé. Bổ sung chất béo như thế nào để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh cho bé luôn là mối trăn trở của nhiều bậc phụ huynh.

Con bạn nên ăn bao nhiêu chất béo?

Thông thường, chất béo chỉ nên chiếm ít hơn 30% lượng calo trong chế độ ăn của bé, 1/3 hoặc ít hơn trong số đó là chất béo bão hòa và phần còn lại là chất béo không bão hòa (axit béo hoặc không bão hòa đơn). Chất béo không bão hòa thường ở thể lỏng khi đặt trong nhiệt độ phòng và có trong các loại dầu thực vật như dầu ngô, hoa hướng dương, đậu nành và ôliu.

Bạn có nên cắt giảm chất béo trong khẩu phần của bé?

Tuổi thơ chính là thời điểm tốt nhất để bạn cho bé bắt đầu các thói quen ăn uống lành mạnh tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, mục tiêu cắt giảm lượng chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol của người lớn không nên áp dụng cho các bé nhỏ hơn hai tuổi. Nguyên nhân là bởi chất béo là chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của bé. Chất béo cung cấp năng lượng mà bé cần để phát triển và hoạt động. Vậy nên bạn không nên quá hạn chế việc bé hấp thụ chất béo trong các bữa ăn hằng ngày.

Mối nguy từ việc dùng nhiều chất béo

Nếu lượng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa mà con bạn tiêu thụ quá cao, con bạn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim về sau này. Chất béo bão hòa thường ở dạng rắn trong nhiệt độ phòng. Loại chất béo này có thể tìm thấy ở thịt mỡ như thịt bò, heo, giăm bông, thịt bê, thịt cừu và các sản phẩm làm từ sữa như sữa nguyên chất, phô mai và kem. Vì lý do đó, sau 2 tuổi, bé nên dùng thực phẩm có chứa ít chất béo và chất béo bão hòa hơn.

Trẻ hơn hai tuổi nên ăn chất béo từ các thực phẩm nào?

Những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, ít chất béo, ít cholesterol cho bé hơn hai tuổi có thể bao gồm

  • Thịt gia cầm;
  • Cá;
  • Thịt nạc (nướng, đút lò, quay, không chiên);
  • Bơ thực vật loại mềm (thay vì bơ);
  • Sản phẩm làm từ sữa ít béo;
  • Dầu thực vật chứa ít chất béo bão hòa.

Hạn chế cho bé ăn nhiều trứng.

Mẹ nên lưu ý gì khi cho con ăn thức ăn chứa chất béo?

Chất béo cũng có mặt với hàm lượng đáng kể trong các loại sữa. Bạn hãy lưu ý điều sau đây: sữa nguyên chất thường được khuyên dùng cho trẻ em từ 12 tới 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn cho bé dùng sữa ít béo với hàm lượng chất béo 2% nếu con bị béo phì hoặc thừa cân, nếu gia đình bạn có tiền sử bị choresterol cao hoặc bệnh tim. Tốt nhất bạn nên cho bé đi khám và xin lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho con chuyển từ sữa nguyên chất sang sữa ít béo.

Bắt ép bé ăn và cấm bé ăn một số loại thức ăn sẽ không bao giờ là một phương pháp hiệu quả để tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Khi bé nghĩ về một món ăn bị ba mẹ cấm, món ăn ấy sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Việc bạn và bé có cảm giác và tận hưởng mọi loại thức ăn và đồ uống là rất quan trọng, nhưng bạn không nên cho con mình ăn quá nhiều một loại thức ăn bất kì nào. Hãy chú ý cho con dùng đồ ngọt và những khẩu phần thực phẩm nhiều chất béo ở một lượng vừa phải.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!