Nếu thường xuyên ra ngoài chơi hãy thận trọng nếu bạn không muốn phải tới bệnh viện lấy 'quái vật' từ tai như cậu bé 9 tuổi này

Nuôi dạy con - 05/09/2024

Sau khi nghe xong câu chuyện này, rất có thể bạn sẽ không còn muốn đưa con đi ra ngoài vào mùa hè này nữa.

Nhiều người cảm thấy ù tai vào thời điểm này hay thời điểm khác. Đó có thể là triệu chứng ù tai, một tình trạng ảnh hưởng đến 1/5 số dân trên thế giới.

Nhưng cậu bé ở Connecticut này đã nhận được một chẩn đoán khác, khá kỳ quặc, sau khi nhận được những tiếng động 'ù ù' ở tai phải.

Câu chuyện của cậu mới được công bố trên Tạp chí Y học New England. Báo cáo trường hợp giải thích: 'Một cậu bé 9 tuổi đến phòng khám tai mũi họng trẻ em với cảm giác về sự hiện diện của một vật thể lạ bên tai phải. Cậu cũng báo cáo rằng mình đã nghe thấy tiếng ồn ào trong tai phải 3 ngày trước đó. Cậu bé sống ở Connecticut và gặp hiện tượng này khi chơi ngoài trời ở trường'.

Nếu thường xuyên ra ngoài chơi hãy thận trọng nếu bạn không muốn phải tới bệnh viện lấy 'quái vật' từ tai như cậu bé 9 tuổi này

Một cậu bé 9 tuổi đến phòng khám tai mũi họng trẻ em với cảm giác về sự hiện diện của một vật thể lạ bên tai phải.

Báo cáo ghi nhận, cậu không bị đau nhức tai hay giảm khả năng nghe. Khi kiểm tra cơ thể, các bác sĩ phát hiện một con bọ ve bám trên màng nhĩ phải với tình trạng viêm xung quanh. Việc cố gắng loại bỏ bọ ve được thực hiện tại phòng khám tai mũi họng, nhưng quy trình loại bỏ bao gồm việc sử dụng một dụng cụ gọi là kính hiển vi phẫu thuật, đã thất bại.

'Bệnh nhân sau đó đã được chuyển đến phòng phẫu thuật để loại bỏ bọ ve trong khi được gây mê toàn thân. Con bọ lại được nhìn thấy gắn vào màng nhĩ; miệng của bọ ve được gắn chặt bên dưới lớp biểu bì của màng nhĩ', báo cáo nhận định.

Bọ ve đã được loại bỏ thành công nhờ sự trợ giúp của kính hiển vi phẫu thuật và một công cụ khác gọi là day hook. Loài bọ ve được lôi ra khỏi tai sau đó được xác định là Dermómor variabilis (ve chó Mỹ). Sau khi lôi con bọ ve ra, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc nhỏ tai ciprofloxacin. Một tháng sau, bệnh nhân đã khỏi bệnh, không bị sốt hay phát ban và màng nhĩ lành lặn bình thường.

Nếu thường xuyên ra ngoài chơi hãy thận trọng nếu bạn không muốn phải tới bệnh viện lấy 'quái vật' từ tai như cậu bé 9 tuổi này

Hãy luôn quan sát môi trường xung quanh để tránh bị côn trùng tấn công.

Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là: Hãy luôn quan sát môi trường xung quanh để tránh bị côn trùng tấn công. Nếu bạn có kế hoạch dành thời gian ở những khu vực nhiều cây cối trong những tháng ngày mùa hè này thì cần hết sức lưu ý, chúng có thể bò vào làm tổ trên cơ thể bạn bất cứ khi nào nô đùa trên bãi cỏ, dưới tán lá cây rậm rạp.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), côn trùng chui vào tai hay dị vật nói chung chui vào tai khiến nạn nhân có các triệu chứng thường gặp như đau dữ dội, đột ngột một bên tai mà trước đó không có bệnh gì liên quan đến tai. Những cơn đau dữ dội có thể xen kẽ nhau chứ không đồng loạt cùng lúc.

Nếu thường xuyên ra ngoài chơi hãy thận trọng nếu bạn không muốn phải tới bệnh viện lấy 'quái vật' từ tai như cậu bé 9 tuổi này

Trong trường hợp đau tai dữ dội, nổi mẩn đỏ do dị ứng, chảy máu tai… cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Chuyên gia khuyên, trong trường hợpđau tai dữ dội, nổi mẩn đỏ do dị ứng, chảy máu tai… cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời. Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai, chúng ta nên ngủ giường, không để vung vãi thức ăn, nước uống trên giường, nệm ngủ vì sẽ tạo điều kiện cho côn trùng hỏi thăm. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần chú ý vệ sinh cẩn thận, tránh dụ côn trùng đến sau khi bú sữa… Nhà cửa cũng cần luôn vệ sinh thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế tối đa côn trùng ẩn náu trong nhà tấn công bất ngờ. Vào mùa hè nên chú ý khi vui chơi ngoài trời, nhất là ở nơi có nhiều cây cối rậm rạp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!