Nếu vô tình giúp người nhiễm HIV bạn nên làm gì để "phòng bệnh"

Xét Nghiệm - 04/29/2024

Liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trưa 30/6, tại Km 1522, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Đắc Hrinh, huyện Đắc Hà, Kon Tum), Sở Y tế Kon Tum cho biết có 16 người thương vong, trong đó 4 người tử vong. Sau vụ tai nạn, các bác sĩ phát hiện một người bị nạn nhiễm HIV khiến 17 nhân viên trung tâm y tế huyện và 7 người dân tham gia cứu hộ bị phơi nhiễm. Vậy, phơi nhiễm HIV là như thế nào, phơi nhiễm HIV có đồng nghĩa với mắc bệnh HIV. Hãy cùng Lily & WeCare giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trưa 30/6, tại Km 1522, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Đắc Hrinh, huyện Đắc Hà, Kon Tum), Sở Y tế Kon Tum cho biết có 16 người thương vong, trong đó 4 người tử vong. Sau vụ tai nạn, các bác sĩ phát hiện một người bị nạn nhiễm HIV khiến 17 nhân viên trung tâm y tế huyện và 7 người dân tham gia cứu hộ bị phơi nhiễm. Vậy, phơi nhiễm HIV là như thế nào, phơi nhiễm HIV có đồng nghĩa với mắc bệnh HIV. Hãy cùng Lily & WeCare giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Thế nào là phơi nhiễm HIV?

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác bị bệnh dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong cuộc sống bạn có thể gặp phải những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do:

- Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.

- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu.

- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

- Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

- Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ...) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm...

Nếu vô tình giúp người nhiễm HIV bạn nên làm gì để "phòng bệnh"

Hình ảnh trong vụ tai nạn tại Kon Tum.

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Những người có nguy cơ phơi nhiễm cao:

- Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều.

- Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.

Người có nguy cơ thấp:

- Tổn thương da sây sát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít.

- Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét.

Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.

Phơi nhiễm HIV có đồng nghĩa với nhiễm bệnh HIV?

Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tuỳ thuộc vào cách xử lý sau phơi nhiễm. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp bạn hoặc người thân hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.

Quy trình xử lý khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV

Xử lý vết thương tại chỗ

Với tổn thương da chảy máu: Rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn, chú ý không nặn máu. Sau khi máu ngừng chảy, rửa lại vết thương bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút.

Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.

Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9%. Hoặc súc miệng bằng nước NaCL 0,9% nhiều lần.

Có cần đi xét nghiệm?

Sau khi đã xử lý vết thương tại chỗ theo đúng quy trình, người phơi nhiễm có cần đi xét nghiệm? Câu trả lời là có, bởi xử lý bên ngoài không thể diệt trừ được hết mầm mống bệnh. Virut HIV có thể nằm ẩn trong mô tế bào mà không gây bất cứ triệu chứng nào ngay lập tức và dần dần phát triển mạnh thành bệnh trong người phơi nhiễm. Do vậy, người phơi nhiễm cần đi xét nghiệm ngay khi có thể để đảm bảo mình hoàn toàn không còn virut HIV.

Xét nghiệm phơi nhiễm HIV ở đâu Hà Nội?

Tại Hà Nội, người bệnh có thể đến một số địa chỉ uy tín dưới đây để xét nghiệm phơi nhiễm HIV:

Đội y tế dự phòng – Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm

Địa chỉ: 45 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 8284827

Trung tâm tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện

Địa chỉ: Phòng 408, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai, 78 đường Giải Phóng, Hà Nội

Điện thoại: (04) 576 2904

Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng

Địa chỉ: 16B Phạm Đình Hổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 9723143

Đội y tế dự phòng – Trung tâm y tế quận Đống Đa

Địa chỉ: 24 ngõ 34 Ngô Sĩ Liên, Hà Nội

Điện thoại: (04) 7473128

Trung tâm y tế quận Thanh Xuân

Địa chỉ: phòng 4, tầng 3, ngõ 282 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (04) 5571196

Trung tâm y tế quận Ba Đình

Địa chỉ: số 101 Quan Thánh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: (04) 8230243

Phòng tư vấn xét nghiệm – Trung tâm y tế dự phòng

Địa chỉ: 50 C Hàng Bài, Hà Nội

Điện thoại: (04) 9434738

Nếu vô tình giúp người nhiễm HIV bạn nên làm gì để "phòng bệnh"

Ảnh minh họa.

Xét nghiệm HIV ẩn danh của Xander

Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức đi lại bằng cách sử dụng dịch vụ “Xét nghiệm HIV ẩn danh” của Xander-dịch vụ xét nghiệm tại nhà. Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Rất nhiều người bệnh đã lựa chọn sử dụng dịch vụ “Xét nghiệm HIV ẩn danh” của Xander bởi tính tiện lợi do Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Các xét nghiệm HIV ẩn danh của Xander gồm có:

- Xét nghiệm HIV 3 phương pháp để sàng lọc, xác định HIV bằng 3 phương pháp

- Tổng phân tích nước tiểu: Phân tích 11 thông số: Các bệnh đái tháo đường, nhiễm xetonic, đái nhạt, bệnh lý gan thận, , bệnh viêm tắc đường tiết niệu, đái máu...phát hiện sớm ngộ độc thai nghén

- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser: Phát hiện các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu, thiếu máu, suy tủy, ung thư máu...sốt do nhiễm trùng, do virus...

- Xét nghiệm AST (GOT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...

- Xét nghiệm ALT (GPT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...

- Xét nghiệm Creatinin: Chức năng thận - phát hiện các bệnh lý về thận

- Xét nghiệm Ure: Chức năng thận - phát hiện các bệnh lý về thận...

Chi phí gói xét nghiệm

Giá gói xét nghiệm HIV của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 647,000 ₫ *

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm

Phí xử lý : 30.000đ

Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu.

Trên đây, Lily & WeCare đã cung cấp cho các bạn thông tin về phơi nhiễm HIV và cách xử lý sau phơi nhiễm HIV. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn giữ gìn sức khỏe trong những trường hợp rủi ro.

Xem thêm:

  • Có thể điều trị khỏi HIV bằng cách "bỏ đói" virus
  • Liệu pháp kiểm soát HIV không cần dùng thuốc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!