Ngạc nhiên với cây bút phát hiện ung thư trong tích tắc

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/20/2024

Mới đây, một cây bút phát hiện ung thư được ra đời với rất nhiều tiện ích. Đặc biệt, cây bút có thể phát hiện ung thư với thời gian nhanh như tia chớp.

Thật vui khi ngành y ngày càng có nhiều phát minh cống hiến lớn cho mọi thời đại. Mới đây, một cây bút phát hiện ung thư đã được ra đời mang lại rất nhiều tiện ích cho các y bác sĩ và bệnh nhân.  

Hơn cả những gì trông đợi, một chiếc bút phát hiện ung thư không chỉ chính xác, nhanh chóng, an toàn mà còn nhỏ gọn đã được sáng chế đánh bại hẳn các thiết bị cồng kềnh, phức tạp thường thấy trong các bệnh viện.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas Austin đã thiết kế một cây bút phát hiện ung thư hay còn được gọi là bút MasSpec có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác liệu các khối u có nguy cơ gây ung thư cho bệnh nhân hay không, từ đó tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Nhóm nghiên cứu hy vọng cây bút thông minh này sẽ được thử nghiệm trong các cuộc giải phẫu từ năm 2018.

Bút được sử dụng để xét nghiệm các mô lấy từ bệnh nhân ung thư và cho kết quả chỉ sau 10 giây. Khi hoàn tất, màn hình máy tính sẽ thông báo cho bác sĩ các mô họ đang kiểm tra có phải là ung thư hay không.

Ngoài ra, thiết bị này cũng sẽ giúp các bác sĩ phẫu thuật tiến hành các quy trình an toàn, nhanh chóng và chính xác hơn, vì bút không chỉ giúp các bác sĩ biết nên cắt các mô ung thư nào và giữ lại các mô khỏe mạnh nào mà còn giúp loại bỏ tất cả các dấu vết của khối u ác tính trong một lần, song không ảnh hưởng gì đến các mô khỏe mạnh, giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Bút phát hiện ung thư MasSpec nhanh gấp 150 lần so với công nghệ chẩn đoán hiện tại và nó cũng an toàn hơn rất nhiều bởi hiện nay, phương pháp hiện đại nhất để chẩn đoán ung thư trong quá trình phẫu thuật được gọi là phương pháp phân tích cắt lạnh. Phương pháp này có những nhược điểm sau:

  • Thường chậm và không chính xác;
  • Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc phản ứng tiêu cực cho bệnh nhân;
  • Đối với một số loại ung thư, phân tích cắt lạnh mang lại kết quả sai lệch trong khoảng 20% ​​trường hợp;
  • Thời gian chẩn đoán bệnh lâu;
  • Cần đến vài ngày để đánh giá các tế bào ung thư có còn trong mô của bệnh nhân hay không sau khi đã cắt bỏ khối u trong khi phẫu thuật;
  • Không thể xác định chính xác nên cắt tế bào nào, nếu quá nhiều tế bào lành mạnh bị loại bỏ, sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với bệnh nhân ung thư.

Trong khi thử nghiệm thiết bị, các nhà nghiên cứu đã phân tích các xét nghiệm mô từ phổi, buồng trứng, tuyến giáp và các khối u vú của 253 bệnh nhân và chỉ ra thiết bị này có thể chẩn đoán nhanh chóng và chính xác các tế bào ung thư đến 96,3%. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng công nghệ này cũng có thể xác định được ung thư ở các vùng biên giữa mô bình thường và mô ung thư có thành phần tế bào hỗn hợp.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cảnh báo: Bạn gái bị bệnh răng miệng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Lo ngại về ung thư? Đã có hệ bạch huyết!
  • Thực trạng ung thư ở Việt Nam và các phương pháp chữa trị ung thư mới nhất

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!