Chiều ngày 9/12, thông tin nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời khiến khán giả không khỏi xót thương. Theo thông tin ban đầu,nam nghệ sĩ tử vongdo đột quỵ sau khi chạy bộ thể dục ở khu chung cư. Đáng nói, trước đó nghệ sĩ Chí Tài không có dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim, ở Mỹ đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng tăng.
Trong thực tế, cơn đột quỵ không đến âm thầm mà luôn phát ra một số 'tín hiệu' đặc biệt, tuy nhiên các dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề về sức khỏe khác nên khi xử lý thường đã quá muộn.
Bất luận ở độ tuổi nào, bạn cũng nên lưu ý 5 triệu chứng dưới đây:
1. Liệt một bên người
Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, mỗi bên bán cầu não đều ảnh hưởng tới bên đối diện của cơ thể, như vậy có nghĩa nếu bạn bị chảy máu ở não phải thì phần bên trái cơ thể có khả năng xuất hiện triệu chứng tê liệt (và ngược lại). Đó là lý do vì sao trước khi đột quỵ, một người thường cảm thấy mệt mỏi bất thường, tê liệt một bên người, chủ yếu xuất hiện ở tay và chân.
2. Xệ nửa mặt
Trước khi đột quỵ, nạn nhân có thể bị méo mặt. Theo chuyên gia Yvonne Bohn, bác sĩ tại Trung tâm y tế Cystex: Bên não bị chảy máu sẽ gây nên các triệu chứng trên cơ thể ở phần đối diện. Do đó, nếu mặt đột nhiên bị chảy xệ hoặc không kiểm soát được cơ mặt khi biểu hiện cảm xúc, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
3. Mất thị lực một bên
Cũng tương tự như liệt nửa người, mất thị lực một bên mắt cũng chính là dấu hiệu đột quỵ bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
4. Nói ngọng
Người sắp bị đột quỵ có thể khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được. Để kiểm tra, bạn có thể lặp đi lặp lại một cụm từ. Cảm nhận xem mình có nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói hay không. Nếu có, hãy nhờ sự trợ giúp của người gần bạn nhất.
5. Đứng không vững
Trước khi bị đột quỵ, một người thường có cảm giác hoa mắt chóng mặt, hơn nữa còn có thể đối mặt với tình trạng tê liệt hoặc suy yếu một bên chân nên việc có dáng đứng xấu là hoàn toàn có thể.
Cách kiểm tra một người có thật sự bị đột quỵ hay không
Nếu chưa chắc chắn một người có bị đột quỵ hay không, bạn có thể dựa vào 3 yếu tố sau để kiểm tra cho mình và người khác, cụ thể:
1. Nụ cười
Hãy yêu cầu người đó mỉm cười, nếu bị đột quỵ thì nụ cười của họ không thể đối xứng, một góc miệng sẽ không di chuyển.
2. Kiểm tra tay
Yêu cầu người đó nhấc hai tay lên và giữ chúng trong 5 giây ở góc 90 độ. Trong trường hợp đột quỵ, 1 tay sẽ bị rơi xuống.
3. Phát biểu
Yêu cầu người đó phát âm một cụm từ đơn giản hoặc nói tên. Cả hai trường hợp nói chậm và không có câu trả lời đều là dấu hiệu của đột quỵ.
Nếu phát hiện một người đột quỵ, bạn cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu vì bệnh nhân cần được cứu chữa kịp thời trong 'thời gian vàng'. Khoảng thời gian vàng cứu người đột quỵ là 6 giờ kể từ khi phát bệnh, 3 giờ đầu có thể coi là thời gian kim cương.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!