Nghi ngờ nhiễm HIV: Sau bao lâu thì nên làm xét nghiệm HIV?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

HIV là căn bệnh lây qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Có rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm HIV mà không biết và hầu hết thường nhiễm HIV qua đường tình dục. Vậy khoảng thời gian bao lâu sau khi quan hệ tình dục thì làm xét nghiệm HIV có kết quả chuẩn xác?

HIV là căn bệnh lây qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Có rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm HIV mà không biết và hầu hết thường nhiễm HIV qua đường tình dục. Vậy khoảng thời gian bao lâu sau khi quan hệ tình dục thì làm xét nghiệm HIVcó kết quả chuẩn xác?

1. Thời gian xét nghiệm HIV

Thông thường việc làm xét nghiệm HIV sau lần bạn va chạm với người bị nhiễm HIV thì khoảng thời gian tối thiểu ít nhất là từ 3-6 tháng. Nếu sau 3 tháng kết quả xét nghiệm làm âm tính thì 3 tháng sau bạn nên làm một xét nghiệm nữa.

Nếu kết quả vẫn là âm tính thì tức là bạn đã không bị nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, có một số lưu ý đối với bạn trong thời gian xét nghiệm là bạn không nên tạo thêm cho mình một hành vi nguy cơ cao nào khác.

Cũng có nhiều phương pháp khoa học khác là tìm kháng nguyên thì thời gian sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên phương pháp này rất tốn kém và hiện nay chỉ có những thành phố lớn mới có trung tâm thực hiện phương pháp xét nghiệm này. Phương pháp này cũng ít được phổ biến.

Nghi ngờ nhiễm HIV: Sau bao lâu thì nên làm xét nghiệm HIV?

2. Xét nghiệm HIV như thế nào?

Xét nghiệm HIV hay xét nghiệm AIDS thực chất nó không phải là xét nghiệm tìm con virus HIV, mà là tìm kháng thể chống lại HIV( antibody HIV).

Trong thời gian khoảng 3 đến 6 tháng sau khi virus HIV vào cơ thể, thì lúc này cơ thể sẽ tạo ra chất kháng thể chống lại HIV. Điều đáng buồn là kháng thể này bất lực, không trị được HIV. Nhưng có kháng thể tức là dấu hiệu cho thấy có nhiễm HIV. Do đó khi xét nghiệm HIV là tìm kháng thể HIV. Nhược điểm kiểu xét nghiệm này là có khi có nhiễm virus HIV nhưng không tìm ra kháng thể vì kháng thể chưa có. Do đó người ta rất lưu ý “thời kỳ cửa sổ”.

Thông thường thì thời kỳ cửa sổ là thời gian sau khi đã nhiễm HIV thế nhưng cơ thể chưa kịp sản xuất kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỏ. Khi đó xét nghiệm sẽ chưa tìm được mầm bệnh. Đối với thời kỳ này thường là trong vòng 2-12 tuần (thường quy định là 3 tháng), cũng có người dài hơn, nhưng nói chung không quá 6 tháng.

Tùy vão mỗi phương pháp xét nghiêm khác nhau, mỗi loại máy móc khác nhau thì sẽ cho phép xác định HIV trong một thời gian khác nhau. Bởi vậy, khi bạn đi xét nghiệm, thì tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ xem phương pháp mình làm có thể xác định chính xác trong thời gian bao lâu.

Nghi ngờ nhiễm HIV: Sau bao lâu thì nên làm xét nghiệm HIV?

3. Các phương pháp xét nghiệm

Các phương pháp xét nghiệm hiện nay đều là phương pháp gián tiếp ( tìm kháng thể HIV trong máu). Còn về phương pháp trực tiếp thì chỉ khi thật cần thiết, hoặc có chỉ định của bác sĩ thì người ta mới dùng đến phương pháp trực tiếp.

Phương pháp trực tiếp

Là xét nghiệm tìm các thành phần có chứa trong virus ( gen p24, ...)

+ Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào nhiễm.

+ Tìm chất liệu di truyền(ARN và ADN provirus) bằng kỹ thuật PCR.

+ Phát hiện kháng nguyên virút trong máu ( kháng nguyên p24).

Phương pháp gián tiếp

Là phương pháp phát hiện kháng thể kháng HIV trong máu.

- Thử nghiệm sàng lọc :

+ Kỹ thuật ngưng kết vi lượng :SÉDORIA – HIV 1,SFP HIV 1 – 2

+ Kỹ thuật miễn dịch gắn men : ELISA

- Thử nghiệm nhanh: DETERMINE – HIV 1⁄2, MULTISPOT- HIV 1⁄2

+ Thử nghiệm xác định

+ Kỹ thuật miễn dịch (huỳnh quang – phóng xạ – dải băng)

+ Kỹ thuật miễn dịch điện di WESTERN BLOT

+ Các thử nghiệm khác : Thử nước bọt,nước tiểu.

Ba loại kết quả xét nghiệm:

- Dương tính: trong máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là bạn có HIV. Đối với trẻ sơ sinh lại là trường hợp khác, vì có khi bé không có virus HIV nhưng lại có kháng thể của mẹ truyền sang. Do đó trẻ nhỏ sẽ xác định chính xác sau khoảng 18 tháng tuổi.

- Âm tính:trong máu không có kháng thể kháng HIV. Có hai khả nǎng: hoặc là bạn không có HIV, hoặc là bạn có HIV nhưng đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”.

- Không xác định: Nguyên nhân có thể là do bạn đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”, cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó làm
ảnh hưởng đến khả năng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng. Những trường hợp này phải xét nghiệm lại.

Như vậy, bạn nên đi xét nghiệm máu sau 3-6 tháng khi có nguy cơ va chạm với người bị nhiễm HIV và cần chọn phương pháp xét nghiệm chuẩn xác và an toàn nhất. Lily & WeCare đã cũng cấp cho các bạn những thông tin bổ ích cho bạn về xét nghiệm HIV.

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!