Chuyên trang Sci-News cho biết một nghiên cứu mới đây cho thấy cây lá liễu (Justicia gendarussa) rất phổ biến ở Đông Nam Á, có chứa một hợp chất chống HIV-1 mạnh hơn so với thuốc dùng trong lâm sàng (azidothymidine - AZT).
Cây lá liễu, một loài cây thường xanh được tìm thấy ở vùng ẩm, được cho là có nguồn gốc ở Trung Quốc và được phân bố rộng khắp Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia...
Trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc, lá của cây được dùng điều trị các bệnh như sốt, liệt nửa người, thấp khớp, viêm khớp, nhức đầu, đau tai, đau cơ, rối loạn hô hấp và rối loạn tiêu hóa.
Để tìm vũ khí mới chống căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc hơn 4.500 chiết xuất thực vật, kết quả phát hiện patentiflorin A, có khả năng ức chế sự sao chép ngược (RT), một enzyme cần thiết cho HIV để kết hợp mã di truyền của nó vào DNA của tế bào.
Thuốc chống HIV đầu tiên, AZT (còn được gọi là zidovudine) được phát triển và chấp thuận vào năm 1987. Nó ức chế enzym RT và vẫn là nền tảng của đơn thuốc điều trị HIV ngày nay.
Đồng tác giả Lijun Rong, giáo sư về vi trùng học và miễn dịch học tại Khoa Y, Đại học Illinois (Chicago, Mỹ), cho biết: "Patentiflorin A đại diện cho một tác nhân chống HIV mới có thể được bổ sung vào các phác đồ phối hợp thuốc chống HIV hiện nay để tăng sự đàn áp lên virus và phòng ngừa AIDS".
Trong các nghiên cứu về tế bào người bị nhiễm virus HIV, patentiflorin A có tác dụng ức chế đáng kể lên enzyme RT.
"Patentiflorin A ức chế hoạt động của RT hiệu quả hơn nhiều so với AZT và có thể làm được cả trong giai đoạn sớm nhất khi nhiễm HIV, lúc vi rút xâm nhập vào các tế bào đại thực bào rồi làm cơ thể suy yếu dẫn đến nhiễm trùng khi nó xuất hiện trong tế bào T Hệ thống miễn dịch. Nó cũng có hiệu quả chống lại các chủng kháng thuốc đã được biết đến của virus HIV, làm cho nó trở thành một ứng cử viên đầy hứa hẹn để phát triển hơn nữa thành một loại thuốc chống HIV mới", giáo sư Rong nói.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Natural Products.
Theo Thanh Niên
Xem thêm:
- Những điều cần biết về bệnh HIV và thuốc điều trị
- Hiv/aids có lây qua đường nước bọt không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!