Nghiên cứu mới hứa hẹn gây đột phá trong điều trị ung thư

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Từ cấu tạo gen của khối u và 'tín hiệu' ung thư, các bác sĩ tạo ra hàng tỷ tế bào miễn dịch chuyên biệt tiêm vào cơ thể bệnh nhân.

Hiện nay các phương pháp tiêu diệt ung thư tế bào gặp phải chướng ngại lớn vì sự tiến hóa và tùy biến liên tục của tế bào nhằm né tránh các loại thuốc điều trị.

Nhưng gần đây, các nhà khoa học tại Đại học London và Viện nghiên cứu Ung thư Anh Quốc đã phát hiện được những 'tín hiệu' mà tất cả mọi tế bào ung thư đều có dù chúng có biến đổi gen thế nào đi nữa. Những 'tín hiệu' này có thể được xác định bởi hệ miễn dịch của con người và vì vậy dù tế bào ung thư có lan rộng ra, việc xử lý chúng không còn là điều không thể.

Cụ thể, những phần tử 'tín hiệu' này là những độc tố kháng nguyên mà hệ miễn dịch nhận dạng được. Tế bào miễn dịch loại này tuy tồn tại trong cơ thể con người nhưng với số lượng quá nhỏ, hiệu quả không đáng kể. Bằng cách 'câu' những tế bào này ra khỏi cơ thể và nhân số lượng chúng lên trong phòng thí nghiệm, việc quét sạch ung thư trong cơ thể là điều hoàn toàn có thể thậm chí khi chúng đã lan truyền khắp nơi.

Nghiên cứu mới hứa hẹn gây đột phá trong điều trị ung thư

Các phương pháp tiêu diệt ung thư tế bào gặp phải chướng ngại lớn vì sự tùy biến liên tục của tế bào (Ảnh minh họa: Internet)

'Hệ miễn dịch cơ thể người như một đội ‘cảnh sát’ đang tìm cách trừ khử ‘đám tội phạm’ ung thư', theo Bác sỹ Sergio Quezada, người đứng đầu phòng Điều tiết Miễn dịch và Khoa học Miễn dịch Ung thư tại viện Ung thư UCL: 'Những khối u đa dạng về gen như là những tên’ tội phạm’ hành nghề chuyên môn khác nhau như cướp bóc, buôn lậu. Và hệ thống miễn dịch của ta đang khó khăn trong việc ‘truy lùng’ chúng vì có quá nhiều việc xảy ra cùng lúc'.

'Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng thay vì để cho hệ miễn dịch tự ‘lùng bắt’ đám ‘tội phạm’ một cách thiếu định hướng, ta có thể cho ‘cảnh sát’ thông tin về những nơi ẩn nấp của những ‘tên trùm tội phạm’, ngọn nguồn của ‘tổ chức tội phạm’ hay theo nghĩa đen là điểm yếu đích xác của khối u bệnh nhân, và càn quét, tiêu diệt chúng'.

Điều này có nghĩa là trong tương lai, các bác sỹ có thể quan sát cấu tạo gen của khối u và xác định những 'tín hiệu' ung thư cần thiết để tạo ra hàng tỷ tế bào miễn dịch chuyên biệt và tiêm vào cơ thể bệnh nhân. Sau đó việc hệ miễn dịch tiêu trừ hoàn toàn các tế bào ung thư chỉ còn là vấn đề thời gian.

Từ bản phác gen này, các nhà khoa học cũng có thể chế ra các vắc-xin để giảm khả năng mắc bệnh ung thư.

Và quan trọng hơn cả, phương pháp này có thể điều trị những trường hợp ung thư đã lan rộng ra cơ thể, khi mà trước đây các bác sỹ trên thế giới hoàn toàn phải bó tay. Đây đặc biệt là một điều cần được theo dõi nếu bạn ở Việt Nam khi mà tỷ lệ tử vong do ung thư cao ngất ngưởng, hơn 73% theo báo cáo của bệnh viện Bạch Mai năm 2014. Cũng theo báo cáo này, Việt Nam có số người mắc bệnh ung thư lên đến 110.000 người mỗi năm.

Như dấu vân tay con người, hay những bông tuyết, không có 2 khối u nào giống hệt nhau. Vì vậy mỗi khi tạo ra tế bào miễn dịch chuyên biệt, họ cần phải thực hiện xét nghiệm sinh thiết cho riêng khối u ấy. Và khi hoàn thành điều trị, bệnh ung thư khó có thể trở lại được khi mà cơ thể đã có hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn.

Các nhà nghiên cứu hy vọng phương pháp điều trị này sẽ bắt đầu được đưa vào thực nghiệm chính thức trong 2 năm tới.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!