Ngộ độc vì ăn nhiều dứa

Điều cần biết - 11/24/2024

Ăn nhiều dứa có thể khiến bạn bị sảy thai. Cùng xem nguyên nhân vì sao nhé!

Dứa là một trong những loại quả đặc biệt có thể dễ dàng nhận dạng bởi màu sắc, hình dáng và lá hình gai nhọn. Ngoài ra, màu vàng rực rỡ cùng với mùi thơm của dứa cũng rất hấp dẫn. Dứa có vị ngọt nên thường được dùng làm nước ép, salad hoặc những món ăn kèm. Dứa có chứa nhiều chất dinh dưỡng và đồng thời được sử dụng làm dược liệu nhất định.

Mặc dù dứa có vị ngọt, dễ ăn, và có thể dùng làm thuốc, nhưng loại quả này cũng mang lại những tác dụng phụ nhất định mặc dù không quá nghiêm trọng. Vì vậy, cần chú ý để tránh những tác dụng này.

Sau đây là 10 tác dụng phụ của dứa:

1. Dị ứng

Ở một số người, ăn nhiều dứa sẽ gây dị ứng. Triệu chứng bao gồm việc sưng môi và ngứa cổ họng. Để tránh việc này, nên rửa qua với nước muối vì muối giúp làm sạch các enzym hoa quả có thể gây dị ứng.

2. Nguy cơ sảy thai

Dứa là nguy cơ dẫn đến sảy thai. Đối với phụ nữ đang mang thai, nên hạn chế ăn loại quả này. Tuy nhiên, sau thời gian mang thai, có thể ăn uống thoải mái mà không cần lo lắng.

3. Nguy cơ gây viêm và thấp khớp

Sau khi dứa vào dạ dày, nó sẽ chuyển hoá thành dạng cồn và kích thích quá trình gây viêm khớp. Vì vậy, những người có tiền sử bị bệnh này không nên ăn nhiều dứa.

Ngộ độc vì ăn nhiều dứa

4. Tăng đường huyết

Dứa có chứa nhiều đường tự nhiên với một tỉ lệ khá lớn, bao gồm đường mía và đường hoa quả, không hề tốt cho những người bị tiểu đường. Tuy nhiên ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào số lượng và tần suất ăn. Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng lượng insulin trong máu. Hai quả dứa/ngày là số lượng lý tưởng để tránh tăng đường huyết.

5. Ảnh hưởng đến một số loại thuốc

Dứa có chứa enzym thực vật có thể tương tác với một số loại thuốc gây phản ứng phụ đối với người dùng. Nếu bạn đang sử dụng các thuốc kháng sinh và thuốc chống co giật thì không nên ăn dứa. Các loại thuốc này có phản ứng với cồn. Những người đang sử dụng các loại thuốc trên nên hỏi chuyên gia y tế trước khi ăn dứa.

6. Tác dụng phụ của dứa xanh

Ăn hoặc uống dứa xanh có thể gây nguy hiểm. Có thể gây ngộ độc, dẫn đến nôn mửa.

7. Trầy da miệng

Dứa có rất nhiều a-xít, có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh chất nhầy trong miệng và cổ họng. Bạn có thể bị bong da ở trong miệng và cổ họng. Ngoài ra, dứa có thể dẫn đến đau bụng đối với một số người.

Ngộ độc vì ăn nhiều dứa

8. Phản ứng với thuốc làm loãng máu

Người đang uống thuốc làm loãng máu không nên ăn dứa vì có thể làm cản trở quá trình đông máu.

9. Phản ứng ngược với enzym thực vật

Enzym thực vật là thành phần chính trong dứa làm phá vỡ liên kết protein có thể dẫn đến viêm da kích thích ở một số người. Ngoài ra, còn gây kích thích dị ứng, tuy nhiên trường hợp này không quá phổ biến.

10. Vệ sinh răng miệng

Tuy không phải là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về vệ sinh răng miệng, nhưng việc ăn quá nhiều dứa có thể ảnh hưởng đến màu sắc của răng, gây ố, đồng thời làm hỏng men răng. Những người bị sâu răng hoặc viêm lợi không nên ăn quá nhiều dứa.

Dứa đem lại những lợi ích sức khoẻ nhất định. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc. Ăn uống với tỉ lệ thích hợp sẽ giúp bạn nhận được nhiều tác dụng tốt từ loại quả này.

Ảnh minh họa: Internet

Ngọc Luyện (Theo Stylecraze)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!