Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Vui khỏe - 11/24/2024

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm lại là điều vô cùng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Ngày nay chúng ta đã quá quen với hình ảnh ngồi ăn quây quần trên ghế với đầy ắp món ăn bày trên bàn. Chính vì vậy mà nếu cứ thấy gia đình nào hoặc ai ngồi trên sàn để ăn cơm là chúng ta lại nghĩ hoặc là họ không có điều kiện mua bàn ghế ăn hoặc họ thật cổ hủ... Thế nhưng, ngồi bệt trên sàn để ăn cơm lại là điều vô cùng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Trong quá khứ, mọi người thường ngồi bệt hoặc ngồi xổm trên sàn trong khi ăn. Mặc dù đây không phải là một thực tế phổ biến ở các nước phương Tây, nhưng ở một số nền văn hóa, người dân vẫn duy trì thói quen này.

Thực tế, kiểu ngồi 'truyền thống' này có gốc rễ trong yoga và Ayurveda, đi kèm với lợi ích sức khoẻ được khoa học ủng hộ.

Nếu bạn không thoải mái ngồi trên sàn, hãy ngồi trên một tấm thảm, gối hoặc đệm, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái.

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Dưới đây là một số lợi ích sức khoẻ của việc ngồi bệt trên sàn để ăn.

1. Thực hành tư thế yoga

Ngồi bệt trên sàn để ăn thực sự giống như bạn đang thực hiện một kiểu tập yoga, có thể là Sukhasana, Swastikasana hay Siddhasana.

Mặc dù các tư thế ngồi này trông đơn giản và dễ dàng, nhưng thực hành những hành vi này với một ý định rõ ràng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Ở tư thế Sukhasana - ngồi khoanh chân với đôi chân thư giãn đồng thời nâng xương sống và mở ngực. Chân của bạn được giữ gần như song song, và bàn chân bên này ở dưới đầu gối chân bên kia. Đây là một tư thế rất ổn định cho các hoạt động của phần thân trên, chẳng hạn như vai cuộn và cổ.

Trên thực tế, một tư thế ngồi Sukhasana đúng tạo ra sự thoải mái cho cả thể xác và trí tuệ vì nó tác động rất lớn đến phần cốt lõi của cơ thể, với toàn bộ thân trước, hai bên sườn và lưng. Ngoài ra, nó giúp giảm bớt sự căng cơ một cách đáng kể.

2. Cải thiện tiêu hóa

Ngồi bệt trên sàn nhà để ăn ở tư thế khoanh chân sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Sự chuyển động qua lại của việc uốn cong về phía trước để ăn và trở lại vị trí ngồi tự nhiên giúp cơ bụng tiết ra các chất tiêu hóa. Điều này cần thiết cho việc tiêu hóa nhanh chóng và phù hợp.

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Thêm vào đó, vị trí ngồi này cho phép tâm trí bạ bình tĩnh lại. Lực đè lên xương sống phía dưới tạo thuận lợi cho việc thư giãn. Ngoài ra, tư thế này còn giúp các cơ có cơ hội được căng giãn và tránh huyết áp cao.

Theo Ayurveda (một liệu pháp làm đẹp bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây 5000 năm và vẫn được áp dụng cho đến bây giờ), tất cả những lợi ích nói trên cùng diễn ra sẽ góp phần đảm bảo tiêu hóa chính xác thức ăn bạn ăn để cơ thể khỏe mạnh.

3. Tăng tuổi thọ

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Phòng ngừa Bệnh tim ở Châu Âu (European Journal of Preventive Cardiology) báo cáo rằng khả năng đứng lên từ vị trí ngồi trên sàn mà không sử dụng bất kỳ sự hỗ trợ nào có tác dụng giúp tăng tuổi thọ.

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Những người tham gia nghiên cứu dao động từ 51-80 tuổi. Theo nghiên cứu, đứng lên từ vị trí đang ngồi đòi hỏi sự linh hoạt và sức mạnh cơ thể nên rất cần thiết để tránh những tai nạn, thương tích và ngã.

Nếu một người gặp khó khăn trong việc đứng khi đang ở vị trí ngồi thì rất có thể họ có nguy cơ tử vong trong 6 năm tới gấp 6,5 lần so với những người đứng lên dễ dàng.

4. Cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt

Tư thế ngồi này giúp kéo căng các cơ hông, đầu gối và mắt cá chân. Nó cũng làm tăng độ linh hoạt suốt từ xương sống, vai và ngực, do đó làm cho bạn linh hoạt hơn và có thể phòng ngừa một số bệnh nhất định.

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Sức mạnh và tính linh hoạt là một trong những yếu tố giúp bạn đứng thẳng mà không hề hổn hển vì mất sức, cũng như nhặt đồ vật nặng mà không làm ảnh hưởng đến lưng.

Mặt khác, ngồi trên ghế nhiều giờ dẫn đến lưng dễ bị còng, yếu ớt và đau; Cơ bụng yếu đi; Các khớp hông bị cứng và khó đứng thẳng.

5. Hỗ trợ tư thế chuẩn

Tư thế tốt (dù đứng hay ngồi) rất quan trọng vì nó có thể giảm căng thẳng quá mức đối với một số cơ và khớp, đặc biệt là ở lưng và cổ.

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Bằng cách ngồi khoanh chân trên sàn để ăn, bạn sẽ tự động điều chỉnh tư thế của mình. Khi bạn ngồi trên sàn nhà trong tư thế Sukhasana, bạn cần giữ thẳng lưng, mở rộng xương sống và đẩy vai trở về phía sau. Tư thế này giúp ngăn ngừa mọi loại đau nhức do các tư thế sai gây ra.

6. Cải thiện tuần hoàn máu

Khi ngồi trên sàn nhà, việc bơm máu diễn ra dễ dàng hơn từ trái tim đến các bộ phận khác của cơ thể, trái ngược với ngồi trên một cái ghế với bàn chân ở thấp hơn vị trí của tim.

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Ngoài ra, ngồi trên sàn nhà cũng tốt hơn cho trái tim bởi như thế sẽ giảm áp lực quá mức lên tim trong khi ăn.

Sự lưu thông máu tốt sẽ đảm bảo rằng tất cả các cơ quan của cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường. Đối với những người có vấn đề về tuần hoàn, ngồi bệt trên sàn để ăn càng rất cần thiết.

7. Giúp giảm cân

Khi bạn ngồi bệt trên sàn để ăn, tâm trí và cơ thể của bạn sẽ dịu đi. Một cơ thể bình tĩnh sẽ có thể tập trung vào thực phẩm bạn đang ăn tốt hơn, do đó ngăn ngừa việc ăn quá nhiều.

Ngồi bệt trên sàn để ăn cơm và những lợi ích khiến bạn 'mắt chữ A miệng chữ O'

Điều này xảy ra vì dây thần kinh phế vị hoạt động tốt hơn và truyền tín hiệu hiệu quả hơn. Dây thần kinh phế vị có nhiệm vụ truyền các tín hiệu từ dạ dày đến não khi bạn ăn, thông báo với não khi dạ dày đã đầy.

Hơn nữa, cách ngồi này khiến bạn ăn chậm hơn nên dạ dày và bộ não có đủ thời gian để nhận ra khi mình đã no.

Theo TopHomeRes/Sagepu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!