Trước đó, ngày 1/6/2016, nam bệnh nhân P. T. L (52 tuổi, quê An Giang) được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng kích động giẫy giụa, rối loạn tri giác.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân làm nghề bán thịt heo. Trước đó, bệnh nhân bị sốt, nôn ói và rối loạn tri giác sau khi ăn cháo chế biến từ thịt heo, bệnh nhân được gia đình đưa vào bệnh viện tỉnh nhưng tình trạng vẫn ngày càng nặng hơn.
Một ngày sau đó, bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Với kết quả lâm sàng điển hình của bệnh nhân, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị viêm màng não.
Tuy nhiên, do thời gian ủ bệnh kéo dài nên tình trạng bệnh diễn tiến nặng đã bệnh nhân phải thở máy trong 2 ngày được. Khai thác thông tin nghề nghiệp của bệnh nhân, ekip điều trị đã nghĩ ngay đến tình trạng viêm màng não do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn. Kết hợp lâm sàng và kết quả của cấy dịch não tủy cho thấy hướng điều trị chính xác.
Đến nay, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo và dự kiến sẽ được cho xuất viện vào đầu tuần sau. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh của bệnh nhân L. rất khó để xác định thì do bệnh nhân làm nghề bán thịt heo và có thể đã nhiễm bệnh khi tiếp xúc với heo hay ăn phải ăn cháo thịt heo rồi bệnh.
Bệnh rất nguy hiểm
Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococus suis gây ra, vi khuẩn này thường có mặt trong đường hô hấp của lợn, khi có điều kiện sẽ phát sinh và gây bệnh. Tuy nhiên, cũng có người mắc bệnh vì lây nhiễm do giết mổ heo, hoặc mua bán thịt heo. Ngay cả nhân viên thú y đi kiểm dịch cũng có thể bị lây nhiễm.
Bệnh nhân nhiễm liên cầu lơn điều trị tại BV. Chợ Rẫy (Ảnh minh họa: Internet)
Bệnh nguy hiểm vì nặng nhất là có thể dẫn đến tử vong, đáng nói nó có khả năng lây lan sang người rất mạnh và có thể gây thành dịch.
Bệnh này có thể lây qua các vết xướt, vết đứt hoặc vết thương trên da, niêm mạc; áo quần, khăn lau bị nhiễm khuẩn, ăn phải thịt nhiễm bệnh chưa nấu chín như thịt tái, tiết canh.
Vi khuẩn liên cầu lợn thường sống được trong cả nội bào, tiềm tàng trong cơ thể nên thường chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
Tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… số người nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn rất cao vì do tập quán ăn uống tiết canh, ăn thịt tái… Do đó, không nên ăn tiết canh heo và khi chế biến thức ăn từ thịt heo thì cần nấu chín (đặc biệt là nội tạng).
Không tiếp xúc với gia súc nếu có vết trầy, xước nếu có vết trầy xước
Cần lưu ý rằng, rất khó để có thể nhận biết được thịt heo có bị nhiễm liên cầu lợn hay không. Tuy nhiên, chuyên gia y tế khuyến cáo rằng thịt heo bị nhiễm vi khuẩn này thường có da đỏ, thịt đỏ, và nội tạng cũng đỏ hơn bình thường.
Người nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn thường có các triệu chứng giống như triệu chứng của bệnh viêm màng não như sốt, nổi ban đỏ, đau họng, nhức đầu, ói mửa, cứng cổ, sợ ánh sáng, …
Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày và thường thời gian ủ bệnh càng ngắn thì độc lực càng mạnh. Có thể khơi phát chỉ là cơn sốt, phát ban, đau họng, nhức đầu, ói mửa. có khi không đặc hiệu rối loạn ý thức, ù tai giảm thính lực...
Nhóm còn lại có thể suy đa tạng: tuần hoàn, gan, thận, viêm khớp, viêm phổi, có thể bất thường về hành vi.
Ở người, liên cầu lợn có thể gây ra có 4 bệnh cảnh chính: viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, sốc nhiễm độc.
Theo thống kê, có 40% bệnh nhân bị biến chứng suy đa tạng, 60% bị viêm màng não.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!