Người bị HIV có thể cấy ghép mô, tạng như bình thường

Sống khỏe mạnh - 05/10/2024

Người bị HIV có thể cấy ghép mô, tạng như bình thường. Theo đó, từ năm 1989 đến nay đã có hơn 500 mô, tạng đã được cấy ghép cho người nhiễm HIV.

Trước đây ở nhiều nơi, nhiễm HIV được coi là lý do tự nhiên để loại người nhiễm ra khỏi 'danh sách' được cấy ghép mô, tạng cho dù họ hội tụ đủ cả 'tiêu chuẩn' khác. Nhưng trong vòng 5 năm trở lại đây, tình hình đã có nhiều thay đổi.

Theo thông tin của Mạng lưới Liên bang về trao đổi mô, tạng Mỹ thì từ năm 1989 đến nay đã có hơn 500 mô, tạng đã được cấy ghép cho những bệnh nhân nhiễm HIV.

Gần đây, những tiến bộ về y học, về chăm sóc y tế, sự giảm bớt của tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến người nhiễm HIV trở nên bình thường hơn.

Người bị HIV có thể cấy ghép mô, tạng như bình thường

Có thể cấy ghép mô, tạng cho người nhiễm HIV như với những người không nhiễm khác (Ảnh minh họa: Internet)

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì nếu ai đó bị nhiễm HIV vào năm 2005 thì họ có thể sống được 23 năm nữa (trong khi nếu nhiễm HIV vào năm 1996 thì chỉ sống thêm được bình quân là 11 năm). Phần lớn nhờ vào sự tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo thuốc điều trị (ARV) và sự quản lý tốt ca bệnh nhiễm HIV. Do vậy, sẽ ngày càng có nhiều người nhiễm HIV có nhu cầu ghép tạng và khi họ hội tụ đủ các tiêu chí ghép tạng thì họ cũng có quyền được cấy ghép như những người không nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, điều mà trước đây các bác sĩ lo ngại là các thuốc ức chế miễn dịch dùng sau cấy ghép mô, tạng (để chống thải loại vật được cấy ghép) cho người nhận có thể gây hại trong trường hợp người được cấy ghép là người nhiễm HIV, thì các nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng, nếu quản lý tốt được tình trạng nhiễm HIV của người nhận thì tác động của các thuốc ức chế miễn dịch sẽ không có ảnh hưởng đáng kể.

Đa số các trường hợp người nhiễm HIV được cấy ghép mô, tạng được thực hiện trong 5 năm gần đây và hầu hết là cấy ghép gan và thận. Ts. Peter Stock (thuộc Đại học Tổng hợp California - San Fransisco) đã chủ trì một nghiên cứu trên 275 trường hợp cấy ghép tạng cho người nhiễm HIV trong toàn quốc. Kết quả cho thấy trong đó khoảng 94% số ca ghép thận tiếp tục sống được 3 năm sau mổ, trong đó 83% thận có hoạt động trở lại. Như vậy, kết quả này cũng tương tự như với các trường hợp người được cấy ghép là người không nhiễm HIV.

Kết quả cấy ghép gan cho người nhiễm HIV bị hạn chế hơn khi người nhận đồng nhiễm viêm gan C. Còn khi người nhận nhiễm thêm viêm gan B thì kết quả cấy ghép cũng tương tự như đối với người không nhiễm HIV.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!