Người vô tính có hạnh phúc?

Sức khỏe giới tính - 04/26/2024

Họ là những người nam nữ cũng không cảm thấy rung động và khao khát chuyện tình dục với cả người cùng phái hay khác phái.

Thế nào là người vô tính?

Trước đây, theo các tài liệu, giới tính của con người được phân định theo ba khuynh hướng: dị tính, đồng tính và lưỡng tính. Gần đây khoa học đã chứng minh có một giới tính thứ tư cùng tồn tại đó là vô tính (asexual).

Các nghiên cứu về tình dục cho rằng giới tính thứ tư là những người vô tính (asexual). Họ là những người nam nữ bình thường, không đồng tính nhưng cũng không cảm thấy rung động và khao khát chuyện tình dục với cả người cùng phái hay khác phái. Theo một nghiên cứu ở Úc thì trong 20.000 người trưởng thành có đến 6% hoàn toàn không quan tâm đến tình dục.

Người vô tính có hạnh phúc?

Angela, một nhà văn ở Massachusetts, giải thích vô tính theo cách này: ‘Tôi chưa bao giờ quan tâm tới tình dục. Nó giống như môn đại số. Tôi hiểu khái niệm song không quan tâm. Tôi không có cảm giác mạnh về tình dục như những người khác’.

Vô tính là khác với sự kiêng tình dục. Một người kiêng tình dục là người có bị hấp dẫn về mặt tình dục nhưng chủ động không tham gia quan hệ tình dục vì một lý do nào đó như sức khỏe hoặc tôn giáo. Một vài người vô tính vẫn quan hệ tình dục và hầu hết người kiêng tình dục không phải là người vô tính hoặc được xem là như vậy.

Người vô tính có cảm thấy hạnh phúc?

Theo một cuộc nghiên cứu ở Anh cho thấy, tỷ lệ những người có xu hướng vô tính không ít hơn những người đồng tính bao nhiêu.

Người vô tính không cảm nhận được sức hấp dẫn tình dục của người khác. Nếu một người đàn ông vô tính đem lòng yêu một người phụ nữ vô tính, quan hệ giữa hai người là quan hệ thuần tuý tình cảm và hoàn toàn không có sự thân mật về thể xác.

Họ hoàn toàn dửng dưng với vấn đề tính dục, thậm chí ghê tởm khi nhìn thấy người khác có hành động thân mật (ôm, hôn, vuốt ve…). Vô tính không có nghĩa là vô cảm, họ vẫn có nhu cầu về tình cảm và vẫn vui buồn, giận dữ, yêu ghét, thương nhớ… vẫn có thể có tình yêu (đồng cảm và chăm sóc) mà không cần dục tính (chung đụng thân mật về thể xác). Tính lập dị, hơi khó tính và không hiểu nổi mình.

Những người vô tính không quan tâm đến những nguyên nhân gây ra tình trạng ‘vô tính’ như từ yếu tố gia đình đến yếu tố gen di truyền. Họ không cảm thấy thất vọng về bản thân. Họ cảm thấy hứng thú hơn nhiều khi làm việc, đọc sách hoặc đi du lịch...

Người vô tính có hạnh phúc?

Nếu có đối tượng nào ngỏ ý muốn ‘gần’ họ có thể nói thẳng là không cảm thấy hứng thú gì trong ‘chuyện ấy’ nhưng những người vô tính muốn cho mọi người biết rằng ‘thiếu ham muốn về thể xác không có nghĩa là thiếu ham muốn về tình cảm’.

Người vô tính chỉ muốn được chia sẻ về tinh thần. Họ vẫn có nhu cầu về yêu thương và được yêu thương. Họ cảm thấy ‘ôm nhau thế này là hạnh phúc lắm rồi’ chứ không cần làm cái việc ‘xấu xa’ đó.

Một số người vô tính vẫn muốn có con cái để được chăm sóc, yêu thương và cảm thấy hạnh phúc như những người bình thường song phần lớn họ sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm để tránh quan hệ tình dục hoặc xin con nuôi.

Chúng ta có thói quen cho rằng, tất cả những gì thuộc về thiểu số đều là sai, là trục trặc và có vấn đề. Chúng ta ra sức ép những đứa trẻ thuận tay trái phải viết hoặc cầm nắm, làm việc bằng tay phải mặc dù nếu chúng làm bằng tay trái cũng chẳng thua kém ai. Điều chúng ta cần hiểu vô tính không phải là bệnh mà chỉ là một xu hướng tình dục. Vậy nên hãy hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn những người vô tính chứ đừng nên xa lánh, kỳ thị họ.

Những người có khuynh hướng tình dục dị tính chiếm số đông nhưng đồng tính, lưỡng tính, vô tính cũng là những xu hướng tình dục của con người. Nó cũng phải được tôn trọng và chấp nhận như khuynh hướng tính dục khác.

Minh Minh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!