1. Táo
Trên vỏ quả táo chứa rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Thông thường, những hóa chất này khá bền với nhiệt độ môi trường cũng như với các thiết bị hàng ngày làm sạch hoa quả bằng cách sử dụng ozone. Tốt hơn hết, bạn nên rửa nhiều lần và gọt vỏ trước khi ăn.
2. Cần tây
Trên mỗi nhánh hành tây có ít nhất 64 hóa chất ‘bền’ với nước. Bởi lẽ, cần tây thuộc họ hoa tán, rễ hút nước và ‘nhân tiện’ hút luôn cả các kim loại nặng trong đất. Nếu biết trước các hóa chất này sẽ xâm nhập vào cơ thể chúng ta như thế nào, các bạn chắc hẳn sẽ dè chừng với món thịt bò xào cần tây thơm ngon hấp dẫn.
3. Ớt ngọt
Ớt chuông
Với vị ngọt và khá giòn nên ớt ngọt dễ dàng trở thành nơi cư trú yêu thích của sâu bệnh. Khi cầm trên tay 1 trái ớt chuông với vỏ mịn màng, sáng bóng, bạn nên hiểu rằng các hóa chất có hại trừ sâu đang tiềm ẩn trong từng tế bào đỏ mọng ngon mắt ấy.
4. Đào
Nếu bạn không thể cưỡng lại hương vị thơm ngon của đào, hãy sử dụng nước ép bán ở siêu thị hơn là những trái đào tươi. Bởi xét về số lượng chất độc hại thì loại quả này chỉ xếp sau cần tây.
5. Dâu tây
Ở California (Mỹ), dâu tây được coi là nông phẩm phải sử dụng nhiều hóa chất nhất, thậm chí còn được đưa vào ‘danh sách đen’ không được nhập khẩu tại một số nước phát triển.
Một số người vui tính cho rằng, một khi những trái dâu tây bị hỏng thì người ta có thể sử dụng lại để làm thuốc bảo vệ thực vật cho các luống dâu tây mới mà không cần bất cứ hóa chất phụ nào nữa.
6. Xuân đào
Người họ hàng của trái đào này cũng không phải ngoại lệ, các chất độc có thể thấm sâu vào bên trong nhờ lớp vỏ mỏng.
7. Nho
Ảnh minh họa
Chỉ 1 quả nho đã chứa ít nhất 15 chất độc hại khác nhau. Như vậy, số lượng hóa chất sẽ tăng như thế nào nếu chúng ta ăn 1 chùm nho?
8. Rau bina
Lá rau bina là món ăn ưa thích của các loại côn trùng, vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên nếu người ta sẽ phun hóa chất lên từng lá rau để xua đuổi côn trùng gây hại.
9. Quả lê
Cũng giống như táo, loại trái cây này được phun hóa chất thường xuyên nhằm tiêu diệt côn trùng, rệp, bướm và vô số các loài gây hại khác.
10. Quả mâm xôi và việt quất
Côn trùng luôn dành cho loại quả mọng nước này sự quan tâm đặc biệt. Có lẽ vì điều ấy mà người ta rất vất vả khi phải ‘ngâm’ cả cây trong thuốc trừ sâu mới tránh được sự ‘quan tâm’ quá mức này. Nhiều người ví von rằng, cây mâm xôi giống như một cốc cocktail ‘thuốc’ khổng lồ mà nếu chẳng may, con côn trùng nào sa lưới thì chỉ còn cách ‘yên nghỉ’ dưới đáy cốc mà thôi.
11. Khoai tây
Ảnh minh họa
Đầu tiên, mắt khoai được ngâm trong hóa chất trước khi trồng để đảm bảo côn trùng không thể gặm nhấm mầm non. Tiếp theo, một đợt hóa chất khác sẽ được phun xung quanh ruộng với mục định chặn đứng sự lan rộng của các loại cỏ. Những củ khoai tây bị phơi nhiễm hóa chất hàng tuần, thậm chí cả tháng, và kết quả là hóa chất độc hại ngấm vào từng tế bào của củ khoai.
Thêm vào đó, bạn tuyệt đối không ăn khoai tây khi nó đã chuyển sang màu xanh. Lúc này chất solanin (một loại độc tố) trong củ khoai ở hàm lượng cao nhất, nếu cố tình sử dụng, bạn có thể gặp rắc rối với dạ dày và ruột.
12. Đậu
Hầu hết các loại đậu, đặc biệt là đậu đỏ và đậu trắng, chứa một độc tố có tên phytohaemagglutinin. Đậu lima chứa độc tố limarin, một chất hóa học chỉ trung hòa trong điều kiện đun liên tục trong khoảng 15 phút. Các chuyên gia khuyến cáo, tất cả các loại đậu phải đun sôi ít nhất 10 phút trước khi sử dụng vào mục đích nấu nướng.
Nguy hiểm hơn nếu các độc tố trên tích tụ trong thời gian đủ lâu, bạn có thể bị viêm dạ dày-ruột, thậm chí tử vong nếu chẳng may hấp thụ với liều lượng đủ cao. Nên tránh cho thú nuôi ăn đậu sống, bởi các chất độc có thể giết chúng ngay lập tức.
NLT
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!