Nguy cơ 'phát rồ, tăng xông' ngày nắng nóng

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nắng nóng khiến bệnh nhân đến khám ở các bệnh viện tâm thần khu vực phía Nam tăng vọt.

 Ngày 11.5, bác sĩ La Đức Cương – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 cho biết, trời nắng nóng đến người khoẻ còn thấy 'tăng xông', nói chi đến người bị bệnh tâm thần, vốn yếu ớt về trí não.

Bác sĩ Cương cho biết, hiện nhiệt độ ở miền Bắc chưa tăng cao. Tuy nhiên, nếu nắng nóng kéo dài 1-2 tuần thì lập tức số người đến khám và điều trị ở Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 sẽ tăng khoảng 20%, từ gần 100 ca/ngày lên 120-130 ca/ngày. Không chỉ những người có tiền sử tâm thần bị lên cơn mà ngay cả người khoẻ cũng đến khám với các chứng đau đầu, mất ngủ, stress.

'Nhiệt độ tăng cao nếu làm việc quá sức dưới trời nóng cũng khiến một người khoẻ bị mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu gắt, bức bối. Huống chi người có tiền sử tâm thần vốn yếu sức chịu đựng' – bác sĩ Cương lý giải.

Nguy cơ 'phát rồ, tăng xông' ngày nắng nóng

Chăm sóc người bệnh tâm thần ở Bệnh Tâm thần Trung ương 1. Ảnh: Diệu Linh

Còn tại TP Hồ Chí Minh, sau mấy tuần nắng nóng, số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện tâm thần TP Hồ Chí Minh đã gia tăng. Theo đó, số ca khám ở Bệnh viện tâm thần khoảng 2.800 ca/tuần thì những ngày nắng nóng tăng lên 3.600 ca/tuần.

Theo bác sĩ Cương, không ít người đã tiềm ẩn stress, căng thẳng, đến khi nóng quá, sức khoẻ suy sụp nên dẫn đến rối loạn hành vi. Có người nói lảm nhảm, có người lại cởi hết quần áo, chạy lông nhông để giảm nhiệt, có người đau đầu, mất ngủ kéo dài. Những người có nguy cơ cao rối loạn tâm thần do nắng nóng có thể là phụ nữ sau sinh, người có stress kéo dài, đang gặp các sang chấn tâm lý do bệnh tật, mất người thân, mất việc…

Bác sĩ Cương lưu ý, để đề phòng thần kinh căng thẳng, dẫn đến stress, trầm cảm mùa nắng nóng, mọi người không nên lao động quá sức hoặc lao động lâu dưới trời nắng. Người lao động nên vừa kết hợp lao động với nghỉ ngơi, uống nhiều nước, duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tránh lạm dụng rượu bia.

Người có tiền sử tâm thần càng cần nghỉ ngơi nhiều ở môi trường thoáng đãng, râm mát. Ngoài ra, người nhà cũng tránh kích thích tâm lý đối với người có tiền sử tâm thần, không mắng mỏ, gây sức ép với họ, khiến họ đã nóng nực càng dễ 'bốc hoả'.

>> Xem thêm: Để sống sót khỏi căn bệnh nguy hiểm hàng đầu mùa nắng nóng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!