Hội chứng sốc độc băng vệ sinh là một căn bệnh nghiêm trọng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong do một loại vi khuẩn hiếm gặp gây ra. Loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong mũi và âm đạo. Nó có thể sản xuất ra chất độc mà ở một số người, hệ thống miễn dịch không thể chống lại sự tấn công của của vi khuẩn này.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ có kinh nguyệt và sử dụng băng vệ sinh thấm hút cao. Vi khuẩn này có điều kiện phát triển khi môi trường âm đạo bị khô do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh. Chất độc được tiết ra sẽ được hấp thu vào máu, gây nhiễm độc. Tình hình sẽ nguy hiểm hơn nếu âm đạo đang bị viêm nhiễm lở loét mà lại sử dụng tampon.
Triệu chứng của hội chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong những ngày kinh nguyệt hoặc ngay sau đó. Nó dễ nhầm lẫn với cảm cúm nhưng sẽ nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Bệnh thường bắt đầu với sốt cao (trên 38o5), nôn mửa, tiêu chảy, phát ban giống như bị cháy nắng, chóng mặt, choáng, cơ bắp đau nhức, đau họng, huyết áp giảm, ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu khi đứng lên. Giai đoạn sau của bệnh sẽ xảy ra tình trạng lột da. Nhiễm trùng nặng có thể gây sốc, suy gan, thận.
Nếu thấy những triệu chứng trên khi đang sử dụng loại băng vệ sinh có độ thấm hút cao như tampon, hãy bỏ ngay lập tức để ngăn bệnh tiến triển tồi tệ hơn. Sau đó hãy đến cơ quan y tế để điều trị kịp thời. Nếu từ bị một lần bạn sẽ có nguy cơ bị thêm lần nữa. Hãy để bác sĩ tư vấn cho bạn.
Để giảm thiểu rủi ro do hội chứng sốc độc này, hãy thay băng vệ sinh thường xuyên, hạn chế sử dụng loại thấm hút cao. Hoặc không hãy dùng loại băng vệ sinh thường và đặt một miếng phải thấm phía dưới. Biết rõ thông tin về sản phẩm băng vệ sinh đang dùng cũng là điều cần thiết. Nếu đã từng bị hội chứng sốc độc, tốt nhất bạn không nên dùng băng vệ sinh và dùng biện pháp thay thế theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Để giảm rủi ro hội chức sốc độc, hãy sử dụng băng vệ sinh an toàn và đúng cách:
- Thay băng vệ sinh sau 4-6 tiếng sử dụng.
- Sử dụng loại băng thấm hút phù hợp với mức độ kinh nguyệt.
- Khi đi ngủ, nếu 'bị' nhiều có thể sử dụng thêm tampon nhưng hãy bỏ nó ngay khi thức dậy.
- Đừng bao giờ mang băng vệ quá 8 tiếng để giảm nguy cơ hội chứng sốc độc.
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay băng vệ sinh.
>> Xem thêm: Cô gái chết hụt vì băng vệ sinh phục hồi sau 4 năm
NT (Tổng hợp)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!