Nếu lượng vận động khi bơi quá lớn, máu cung cấp đến các bộ phận trong cơ thể không đủ, sẽ xuất hiện trạng thái thiếu máu cục bộ, co mạch và các hiện tượng khác, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử.
Những bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh thấp tim, bệnh mạch vành, loạn nhịp tim... không nên tập môn thể thao này.
Trước khi bơi phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay cả trong mùa hè, vẫn nên khởi động 10-15 phút, ngăn ngừa chuột rút khi xuống nước. Chuẩn bị đủ đồ dùng phụ trợ như kính bơi, nút tai, thuốc nhỏ mắt, mũi…
Trước khi bơi phải bổ sung một chút năng lượng, nhưng không được uống rượu, bia. Không bơi ngay trước và sau bữa ăn. Bơi khi bụng đói sẽ ảnh hưởng đến sự ngon miệng, cũng có thể gây chóng mặt, mệt mỏi; còn bơi khi no ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, thậm chí gây đau bụng và nôn mửa.
Bơi lội có thể gây gia tăng huyết áp đột ngột ở bệnh nhân cao huyết áp (Ảnh minh họa: Internet)
Sau khi vận động mạnh cũng không nên bơi ngay, vì khi đó cơ thể đang nóng, xuống nước sẽ gây ra sự sụt giảm mạnh về thân nhiệt, làm suy yếu sức đề kháng, gây ra cảm lạnh, viêm họng… Tốt nhất nên bơi ở bể bơi ngoài trời, nơi có đủ không khí thoáng đãng cho phổi làm việc bình thường.
Đối với các bể bơi trong nhà, chất clo dùng để khử trùng còn dư thừa trong nước không thể thoát ra, dễ gây kích ứng hệ hô hấp của người bơi nếu hít phải quá nhiều, đồng thời gây cảm giác tức ngực, khó thở, cũng sẽ dẫn đến nhiều phản ứng nguy hiểm khác.
Chỉ nên bơi ở mức độ vừa phải. Một số người thường bơi tới khi mệt nhoài, điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Nhiệt độ nước cũng cần phù hợp. Không ngâm quá lâu trong nước vì khi đó lượng nhiệt mà cơ thể sản sinh ra sẽ không đủ đáp ứng lượng nhiệt toát ra ngoài, gây nổi da gà và ớn lạnh.
Đối với bệnh nhân tim mạch, các phản ứng này có thể gây ra những thay đổi đáng kể trong lưu thông máu, cực kỳ có hại. Cuối cùng, sử dụng nước sạch sau khi bơi lội ngay tại bể và tắm sạch một lần nữa sau khi đã về nhà.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!