Chỉ tính riêng tại Mỹ, có khoảng 26 triệu ca mắc bệnh thận mãn tính. Đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm những người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao và những người trên 60 tuổi.
Hầu hết mọi người đều không biết bản thân mắc bệnh thận mãn tính hoặc nhận ra các dấu hiệu sớm của bệnh. Nguyên nhân là do các dấu hiệu của bệnh khá mờ nhạt và phải mất nhiều năm thận mãn tính mới chuyển sang giai đoạn suy thận.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn sống chung với căn bệnh mãn tính này mà không tiến tới suy thận, thậm chí có người mắc thận mạn giai đoạn 3 cũng vẫn có đến 80% cơ hội không bị suy thận.
Để hạn chế nguy cơ thận hư, chúng tôi tổng hợp 22 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thầm lặng này như sau:
1. Sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài
Việc sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài là 1 trong những nguyên nhân khiến thận bị suy. Đó là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau trong đó có ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve), hoặc acetaminophen (Tylenol).
Những loại thuốc này có tác động không tốt lên mô thận và cấu trúc thận, gây co mạch máu trong thận. Thuốc lợi tiểu cũng có thể gây ra tình trạng mất nước quá mức, làm căng bể thận, suy thận.
2. Thuốc lá
Hút thuốc có mối liên hệ trực tiếp với việc tăng protein trong nước tiểu, làm teo thận. Bệnh nhân tiểu đường và huyết áp cao vốn dĩ đã là gánh nặng cho thận, nếu kết hợp thêm việc hút thuốc sẽ khiến thận càng bị tổn thương trầm trọng hơn.
3. Đường
Tuy đồ ngọt có đường không ảnh hưởng trực tiếp đến thận nhưng lại là nguyên nhân gây ra và làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khoẻ như tiểu đường. Trong khi đó, bệnh tiểu đường và béo phì lại là hai trong số các nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận, làm thận suy yếu.
4. Chất cản quang
Các chất cản quang là loại thuốc màu có tác dụng làm cho các mô, mạch máu dễ nhìn thấy hơn trong quá trình chụp X-quang, chụp cắt lớp CT. Tuy nhiên chất này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, bao gồm tổn thương thận cấp tính (AKI) - suy giảm chức năng thận đột ngột.
5. Ăn quá nhiều muối
Chế độ ăn quá nhiều muối sẽ gây ra sự mất cân bằng cho cơ thể như tăng huyết áp, hỏng các ống sinh niệu, rối loạn chức năng lọc máu, đẩy nhanh quá trình hư hỏng thận. Thận sẽ có xu hướng tích thêm nước để pha loãng các chất điện giải thừa trong máu.
6. Huyết áp cao
Huyết áp cao khiến cơ thể bị mất nhiều protein và là gánh nặng cho thận. Vì vậy để ổn định huyết áp, bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp, rèn luyện sức khỏe và kiểm soát cân nặng hợp lý.
7. Ăn nhiều thịt
Protein trong thịt động vật tạo ra một lượng axit cao rất có hại cho thận trong quá trình xử lý dẫn tới tình trạng thận không thể đào thải lượng axit dư thừa một cách hiệu quả. Axit uric có nhiều trong các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như thịt, hải sản, cá, và có thể gây ra sỏi thận, sạn thận, tăng tiết canxi qua nước tiểu.
8. Dị ứng thuốc
Các phản ứng dị ứng có thể gây ra các vấn đề về thận khó lường trước được. Vì vậy bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc nếu có tiền sử bị dị ứng, hỏi ý kiến về tác dụng của thuốc đối với thận khi bạn uống lần đầu nhằm hạn chế khả năng gây tổn thương cho thận.
9. Thực phẩm biến đổi Gen
Các loại thực phẩm chế biến có chứa thành phần biến đổi Gen là loại được biến đổi cấu trúc gen với khả năng chống lại sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ, và cải thiện năng suất. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chỉ ra những sản phẩm này có thể gây nhiễm độc gan và thận.
Vì vậy vẫn nên lựa chọn các sản phẩm hữu cơ, tránh loại có thành phần biến đổi gen để giảm thiểu nguy cơ với thận.
10. Chất làm ngọt nhân tạo
Mặc dù các nhà sản xuất chất làm ngọt nhân tạo luôn khẳng định sản phẩm không chứa chất caloric, nhưng các nghiên cứu cho biết chỉ cần uống 2 lon nước ngọt soda mỗi ngày cũng dẫn đến sự suy giảm chức năng thận.
Ảnh minh họa
11. Nước giải khát có ga
Các loại đồ uống có ga cho dù có hay không có chất làm ngọt nhân tạo và thức uống năng lượng với hàm lượng phosphate cao sẽ vẫn có khả năng phá hủy mạch máu ở thận và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
12. Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa có chứa protein động vật, làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển thành sỏi thận.
13. Caffeine
Caffeine trong cà phê, trà, soda và thực phẩm có thể kích thích tăng lưu lượng máu, tăng huyết áp và đè nặng lên chức năng thận, đặc biệt những người đang mắc béo phì, tiểu đường. Việc tiêu thụ caffeine cũng liên quan đến sự hình thành sỏi thận bằng cách làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.
14. Thực phẩm chứa nhiều Oxalate
Oxalate là chất cấu tạo nên sỏi và dẫn đến việc hình thành sỏi thận. Chúng cản trở, gây ứ đọng nước tiểu và làm hư thận. Nếu bạn đã từng mắc sỏi thận hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao thì nên tránh những loại thực phẩm có chưa nhiều Oxalate như các loại hạt, sô-cô-la, rau bina.
15. Thực phẩm chứa Gluten
Những người không dung nạp Gluten có xu hướng bị tổn thương thận do ăn phải các loại thực phẩm có chứa Gluten có trong lúc mì, yến mạch, lúa mạch.
16. Thiếu Vitamin D
Vitamin D không chỉ là 1 loại vitamin mà còn là hooc-môn steroid có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ của thận và toàn bộ cơ thể nói chung. Vì vậy, việc tắm nắng là 1 cách hiệu quả giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể.
17. Lượng máu đến thận giảm
Lưu lượng máu đến thận giảm khiến chức năng thận cũng suy giảm. Nguyên nhân là do cơ thể bị mất máu, mất nước thông qua nôn mửa, tiêu chảy, ra mồ hôi, sốt, uống không đủ nước và sự bất thường trong việc vận chuyển máu như tắc nghẽn động mạch, tĩnh mạch thận.
18. Nhiễm khuẩn huyết
Khi cơ thể nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm. Hệ quả là thận cũng bị ảnh hưởng và viêm, thậm chí tổn thương nghiêm trọng. Do đó, bạn không nên bỏ qua bất kì dấu hiệu nào của bệnh và điều trị kịp thời.
19. Hội chứng tiêu cơ vân
Đây là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu và làm tắc nghẽn hệ thống lọc máu của thận. Một số thuốc dùng để điều trị cholesterol cao cũng có thể gây ra hiện tượng này.
20. Bệnh u tủy xương
U tủy xương là một loại ung thư tủy xương bắt nguồn từ các tế bào plasma – 1 loại tế bào bạch cầu, thường thấy trong tủy xương. Căn bệnh này tạo ra những áp lực lớn và nghiêm trọng đối với chức năng lọc và xử lý chất thải của thận.
21. Một số bệnh ảnh hưởng
Một số bệnh như Lupus ban đỏ, u hạt Wegener, Hội chứng Goodpasture sẽ dẫn đến tình trạng viêm tiểu cầu, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng lọc của thận.
22. Các nguyên nhân tiết niệu
Tắc nghẽn bàng quang hoặc niệu quản cũng gây ra áp lực lên thận dẫn đến thận bị tổn thương và cuối cùng không thể hoạt động được nữa.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt sẽ làm tắc niệu đạo, cản trở quá trình thải nước tiểu của bàng quang.
Khối u ở bụng dưới sẽ bao vây và gây cản trở hoạt động của niệu quản. Ngoài ra, sỏi thận cũng là nguyên nhân khiến thận bị suy giảm chức năng.
Ảnh minh họa
Như vậy bất kể bạn đang ở độ tuổi nào, hay là giai đoạn sức khỏe nào, thì việc phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng đồng thời có biện pháp chữa trị kịp thời vẫn luôn là việc cần làm để cứu thận. Bạn cũng nên tìm hiểu tiền sử gia đình với bệnh thận để lưu ý cho bản thân.
Ngoài ra, một số bệnh như bệnh béo phì, bệnh tự miễn dịch và nhiễm trùng đường tiểu cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Cách duy nhất để biết nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh đó là trực tiếp đến các cơ sở y tế để được thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ.
*Theo CureJoy
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!