Sa dây rốn, là một trong những biến chứng rất nguy hiểm khi mang thai của các mẹ bầu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và nếu như không được phát hiện, theo dõi kịp thời sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại đối với thai nhi.
Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, cũng như phải làm sao khi bị sa dây rốn? Hãy cùng Lily & WeCare tham khảo thêm thông tin từ những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Sa dây rốn là gì?
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối hoặc xảy ra sau khi sản phụ bị vỡ ối. Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm, gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông. Hoặc do dây rốn khi bị sa ra ngoài, khiến cho việc cung cấp máu đến thai bị đình trệ cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ trong bụng mẹ.
Trong quá trình chuyển dạ, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện bệnh thông qua việc thăm khám sức khỏe của sản phụ. Và thường các dấu hiệu thường gặp của sa dây rốn phải kể đến như: Khi siêu âm có thể nhìn thấy dây nhau sa ra ngoài âm hộ; cổ tử cung thường chưa mở hết; ngôi thai còn cao, có thể là ngôi bất thường; dây rốn nằm cuộn trong âm đạo; thăm âm đạo thấy dây rốn ở cổ tử cung, bên cạnh ngôi qua màng ối chưa bị vỡ (sa dây rốn bên ngôi trong bọc ối), hoặc dây rốn ở trước ngôi trong bọc ối chưa bị vỡ (sa dây rốn trước ngôi trong bọc ối)...
Nguyên nhân gây sa dây rốn
Hiện nay với các thai phụ khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải vấn đề sa dây rốn. Bởi sức khỏe thai kỳ rất quan trọng, và không có điều gì đảm bảo là nó sẽ luôn được giữ ở mức trọn vẹn.
Nhìn chung, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sa dây rốn mà mẹ cần lưu tâm:
+ Sản phụ đã trải qua nhiều lần sinh nở (lần thứ 2 trở đi ) nên sẽ gây ra những tình trạng bất thường ở ngôi thai, làm khung chậu của người mẹ bị hẹp, lệch hoặc xuất hiện những khối u tiền đạo.
+ Thai nhi được phát hiện với những vị trí ngôi thai bất thường, bất lợi trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu như: ngôi ngược, ngôi ngang... Lúc này, ngôi sẽ không tì được vào cổ tử cung nên dây rốn có thể sa trước ngôi. Sa một chi, làm cho dây rốn sa theo.
+ Mẹ bầu được chẩn đoán là đa ối, nước ối căng quá mức và khả năng có thể vỡ ối bất cứ lúc nào. Khi vỡ ối kéo theo tình trạng dây rốn bị sa và không thể tạo một “bức tường” để nhau thai có thể bám vào đó.
+ Bấm ối trong con gò từ cung khi ngôi còn cao lỏng, cũng có thể dẫn đến tình trạng sa dây rốn cực kỳ nguy hiểm này.
Việc cần làm giúp phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ bầu
Tại sao phải mẹ phải ở cữ sau sinh?
Mẹ cần những loại thuốc bổ trước khi mang thai nào?
Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 3 tháng đầu tiên
Phải hiểu: Dùng que thử thai thấy 2 vạch mờ nhưng siêu âm thì không có thai?
Cần làm gì khi bị sa dây rốn?
Thực chất, không có bất kỳ biện pháp nào có thể ngăn ngừa hiện tượng sa dây rốn. Vì vậy cách tốt nhất để khắc phục hiện tượng này là theo dõi sức khỏe bà bầu, đề phòng trường hợp xấu có thể xảy ra.
Chính vì thế, việc làm cần thiết nhất là trong quá trình siêu âm, thăm khám nếu bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán thai phụ nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc sa dây rốn. Thì ngay từ tuần thứ 38 của thai kỳ, mẹ nên thường xuyên đến bệnh viện khám hoặc lưu trú lại viện.
Vì như thế mới có thể xử trí kịp thời khi có chuyển dạ, hoặc vỡ ối sớm... Mà không gây nguy hiểm gì đến thai nhi.
Nếu trong thời gian mang thai, nhất là gần cuối kỳ. Nếu mẹ bầu cảm thấy rõ dây rốn trong vùng kín, có sự bất thường thì cần di chuyển ngay đến bệnh viện để theo dõi và điều trị kịp thời nhất.
Tuyệt đối không cố gắng đẩy dây rốn trở lại, tránh ăn uống trước khi sinh vì có thể bạn sẽ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Nếu như xảy ra hiện tượng sa dây rốn tại nhà, để giảm rủi ro cho việc dây rốn bị chèn ép quá nhiều. Các bác sĩ khuyên mẹ nên duy trì ở tư thế úp mặt xuống sàn nhà với đầu gối quỳ gập, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà. Sau đó nhanh chóng gọi xe và đưa mẹ bầu đến cơ sở y tế gần nhất.
Xem thêm
Trong thai kỳ dây rốn hình thành khi nào?
Nhau thai, dây rốn và nước ối: 14 sự thật đáng kinh ngạc
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!