Dây rốn của thai nhi nối vào đâu?

Kiến Thức Y Học - 05/13/2024

Dây rốn là một bộ phận tối quan trọng kết nối giữa mẹ và thai nhi. Nhiều bà bầu không giả thiết được dây rốn của thai nhi được nối vào đâu, hình thành như thế nào. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua các thông tin sau đây.

Dây rốn là một bộ phận tối quan trọng kết nối giữa mẹ và thai nhi. Nhiều bà bầu không giả thiết được dây rốn của thai nhi được nối vào đâu, hình thành như thế nào. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua các thông tin sau đây.

1. Dây rốn là gì, dây rốn thai nhi nối vào đâu?

Dây rốn của thai nhi có hình tròn, trơn, mềm, là một đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Dây rốn được nối bởi hai đầu, một đầu sẽ gắn với nhau thai mà nhau thai lại gắn vào thành tử cung. Đầu còn lại của dây rốn sẽ được nối với bào thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng, khi phát triển hoàn thiện, lỗ nhỏ đó sẽ là rốn.

2. Nguồn gốc của dây rốn

Dây rốn có nguồn gốc từ cơ thể thai nhi, trứng sẽ chia thành hai phần khi rụng tinh. Một phần trứng rụng sẽ phát triển thành phôi thai, phần còn lại hình thành nên nhau thai. Lúc này, yolk là túi hoàng, bộ phận nuôi dưỡng bào thai giai đoạn sớm được hình thành do các tế bào trong phôi thai phát triển tạo nên bánh nhau. Từ đó hình thành nên dây rốn của thai nhi.

Dây rốn của thai nhi nối vào đâu?

3. Chiều dài dây rốn

Không phải thai nhi nào cũng như nhau, mỗi thai nhi đều mang đặc điểm riêng biệt và chiều dài dây rốn cũng sẽ khác nhau. Đa số trung bình dây rốn dài khoảng 56cm, thường dao động từ 40 - 60cm và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Tuy nhiên, dây rốn sẽ đạt được chiều dài đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ mặc dù vẫn chưa có bằng chứng lí giải sự chênh lệnh trên. Dây rốn bao gồm: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch ở bên trong, 3 mạch máu này được bao bọc bởi chất thạch warton. Khi thai nhi ra đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn đi ở gần sát với bụng bé - gọi là cuống rốn. Có trường hợp dây rốn bị đứt khiến cho thai nhi bị ngạt thở. Cũng có trường hợp cuống rốn bị khô và rụng hẳn trong vòng 7-21 ngày sau khi em bé chào đời.

4. Chức năng của dây rốn

Dây rốn có chức năng oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu dây rốn hoạt động tốt, cả mẹ và bé sẽ khỏe mạnh cho đến lúc chuyển dạ. Dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi mẹ sử dụng kháng sinh, kháng sinh sẽ ngấm vào mạnh máu của người mẹ đi vào cơ thể của bé để đào thải các chất có hại trong bào thai ra nhau thai.

5. Những vấn đề liên quan đến dây rốn

Dây rốn quá ngắn

Thường thì dây rốn sẽ phát triển bằng cách quấn quanh người thai nhi. Vì vậy, dây rốn mà quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và bé. Trường hợp này khiến cho thai nhi có khả năng nhẹ cân, thiếu máu khi sinh ra do không nhận được chất dinh dưỡng mà dây rốn cung cấp. Thậm chí có thể dẫn tới tử vong trong bụng mẹ hoặc lúc sinh ra vì không nhận được oxy.

Dây rốn của thai nhi nối vào đâu?

Dây rốn quá dài

Nếu thai nhi có dây rốn quá dài có thể mắc bệnh tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường. Đã có khoảng 30% thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Đối với một số thai nhi, dây rốn bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối cản trở quá trình cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Lúc này, bạn nên đưa các bà bầu tái khám thai định kì để các bác sĩ chuẩn đoán và quyết định nên mổ hay không nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, vào giai đoạn giữa thai kì, có trường hợp thai nhi phát triển chưa quá to, dây rốn có thể được gỡ ra và nổi bồng bềnh trong bụng người mẹ do sự chuyển động của thai nhi. Lúc này người mẹ có thể sinh đẻ bình thường mà không cần phải mỗ. Nếu dây rốn quấn quanh cổ thai nhi quá chặt. Bạn nên siêu âm Doppler đẻ xác định được lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn và có thể tính được số vòng dây rốn. Nếu số lượng vòng quấn nhiều và lượng máu nhiều lúc này nên tiến hành mỗ tránh trường hợp sinh ngã âm đạo, thậm chí tử vong. Nhưng trên thực tế, dây rốn quấn chặt, số vòng nhiều trên cổ thi nhi, thai nhi vẫn khỏe mạnh khi sinh ra. Tuy nhiên, các bà mẹ mang thai cũng không nên chủ quan, ngược lại thường xuyên khám sức khỏe thai nhi định kì, quan sát thai nhi hàng ngày.

Sa dây rốn

Tình trạng sa dây rốn thường xảy ra lúc thai nhi được 39 tuần, Là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai. Nếu xuất hiện hiện tượng này, có thể gây suy hô hấp, tử vong, trường hợp sống bé dễ mắc tổn thương não do thiếu oxy khi mẹ chuyển dạ. Thậm chí gây suy thai cấp vì cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc bị sa ra ngoài âm đạo khiến quá trình cung cấp máu của dây rốn cho thai bị trì hoãn do sự co thắt của các mạch máu dây rốn. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào để xử lí tình trạng trên, chỉ có cách thai nhi phải được mỗ lấy ra ngay sau 30 phút nhưng không phải trường hợp nào cũng kịp thời lấy ra. Vì vậy cách tốt nhất là nên khám thai định kì vừa đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, vừa tránh được các trường hợp xấu xảy ra.

Xoắn dây rốn

Với hiện tượng này có thể xảy ra bất kì lúc nào kể cả dây rốn ngắn, dây rốn dài hay dây rốn bình thường. Hậu quả vô cùng nghiêm trọng và khó lường trước vì xoắn dây rốn thường xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Khi đó, lực chèn ép dây rốn sẽ làm cho thai nhi bị thiếu oxy và dưỡng chất. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng có thể cướp đoạt mạng sống của thai nhi kể cả lúc chiều dài dây rốn bình thường. Bên cạnh dó, dây rốn cũng có vai trò riêng, vốn là nguồn tế bào gốc giá trị có thể sử dụng để điều trị khi gặp sự cố, đã có nhiều trường hợp gửi dây rốn của thai nhi vào bệnh viện để dùng những lúc cấp bách. Ở Mỹ, đã có khoảng 6% sản phụ sinh gặp phải hiện tượng xoắn dây rốn và tỷ lệ thai nhi tử vong trong các ca này là 20%. Vì vậy, nên tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng cho các bà bầu đặc biệt là các bà bầu có tiểu sử về vấn đề liên quan đến dây rốn.

Dây rốn của thai nhi nối vào đâu?

Dây rốn ngừng hoạt động đúng thời điểm

Dây rốn sẽ di ra khỏi bụng mẹ khi thai nhi chào đời, bước sang một môi trường mới dây rốn sẽ co lại, dần dần ngừng hoạt động. Nếu người mẹ sinh con dưới nước, quãng thời gian dây rốn sống khi ra khỏi cơ thể mẹ sẽ kéo dài hơn, thông thường từ 3-20 phút.Vì vậy dây rốn cũng ngừng hoạt động đúng thời điểm cho phép.

Qua đó, bạn nên theo dõi tình trạng thai nhi sát hơn, một dấu hiệu nhỏ của thai nhi cũng đã khiến cho đứa bé sinh ra khác thường, cho nên không được chủ quan, phòng bệnh hơn điều trị bệnh.

Xem thêm:

  • Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?
  • Nhau thai, dây rốn và nước ối: 14 sự thật đáng kinh ngạc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!