Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Nếu mũ bảo hiểm lệch về phía sau đầu quá, nó sẽ không có tác dụng bảo vệ tốt cho bộ não và đầu của bạn khi ngã hay va đập.

Vì vậy mũ bảo hiểm nên được đội ngay ngắn, không nên đội lệch. Mũ cách chân mày khoảng vài cm là vừa.

1. Có một nguyên tắc khi đội mũ bảo hiểm là giơ hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa nằm ngang đặt lên chân lông mày, để đảm bảo mũ bảo hiểm cách chân mày chỉ khoảng 2-3cm (bằng độ dày của hai ngón tay).

2. Các bé lại dùng hai ngón tay đặt vào quai dây của mũ bảo hiểm xem có chật hay không. Nếu như chật, các con có thể nới bớt dây ra.

3. Lại dùng 2 ngón tay trỏ và giữa tạo thành hình chữ V, đặt lên dây quai ở tai kiểm tra xem dây quai này đã chặt hay chưa.

Đó là hướng dẫn của ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP) tại Ngày hội vui cùng Giao thông ở Trường Tiểu học Ba Đình, Hà Nội.

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Ngày hội Vui cùng Giao thông tại Trường Tiểu học Ba Đình, Hà Nội

Tại sự kiện này, ông Greig Craft đã hướng dẫn các em học sinh trong trường cách đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn cho các bé khi được bố mẹ chở trên xe máy tham gia giao thông. Đội mũ đúng cách sẽ giúp tránh được chấn thương đầu khi xảy ra va chạm, hoặc ngã trên đường.

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP) hướng dẫn các em nhỏ đội mũ bảo hiểm đúng cách

Tại sự kiện, Đại sứ quán Thụy Điển và Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP) đã trao tặng 1000 mũ bảo hiểm chất lượng cao cho các em học sinh tại Trường Tiểu học Ba Đình.

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Bạn nhỏ đại diện cho Trường Tiểu học Ba Đình tặng quà lưu niệm là các bức tranh do các bạn trong trường tự vẽ cho Chủ tịch Quỹ AIP Greig Craft và Đại sứ Thụy Điển Pereric Hogberg

An toàn đường bộ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm ở Việt Nam. Theo ước tính của Quỹ AIP, có khoảng hơn 22.000 người thiệt mạng và 453.000 người bị thương do tai nạn giao thông mỗi năm.

Người dùng xe máy chiếm tới 58% số người chết, trong đó 78% bị thương ở đầu.

Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thanh thiếu niên từ 15 đến 29 tuổi và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho nhóm từ 5 đến 14 tuổi ở Việt Nam.

Với hơn 80% dân số dưới 50 tuổi, ảnh hưởng của tai nạn giao thông đường bộ đối với thanh niên dẫn đến thiệt hại cho cả gia đình và cộng đồng là rất lớn. Tử vong và các thương tích do tai nạn giao thông cũng tạo ra thiệt hại về kinh tế và căng thẳng cho xã hội.

Từ 2007-2017, Quỹ AIP tính toán rằng Việt Nam đã thiệt hại tới 3,5 tỷ USD do tai nạn giao thông.

Sau đây là một số hình ảnh về Ngày hội vui cùng Giao thông tại Trường Tiểu học Ba Đình, Hà Nội:

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Nguyên tắc đội mũ bảo hiểm cho con cha mẹ cần nhớ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!