Tuy nhiên, thực tế không dễ như vậy bởi các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ có thể kéo dài trong nhiều ngày.
Hãy nghĩ rằng lúc bạn bắt đầu chuyển dạ cũng là lúc bạn chuẩn bị sinh em bé. Quá trình chuyển dạ bình thường có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong 2 tuần trước hoặc 2 tuần sau ngày dự sinh.
Chuyển dạ 'giả'
Hầu hết các bà bầu đều cảm giác được các cơn co nhẹ trước khi chuyển dạ thực sự. Chúng được gọi là những cơ co Braxton Hicks hay chuyển dạ 'giả'. Không giống như chuyển dạ thực sự, chuyển dạ 'giả' sẽ không làm cổ tử cung giãn mở.
Trong chuyển dạ 'giả', những cơn co có thể xuất hiện một cách:
- Thất thường: kéo dài hoặc rút ngắn, dữ dội hoặc nhẹ, có thể tới và biến mất bất cứ lúc nào.
- Không đỡ hơn sau đó.
- Không lan đến bụng trên hoặc sau lưng.
- Không có dấu hiệu thay đổi tình trạng khi bạn nghỉ ngơi hoặc đổi tư thế.
Nếu bạn thấy mình có những cơn chuyển dạ 'giả' thì lời khuyên tốt nhất là hãy ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc uống nhiều nước để giảm bớt sự khó chịu.
Đôi khi nhiều mẹ bầu lầm tưởng cơn đau báo hiệu chuyển dạ
Những cơn chuyển dạ 'giả' thường xuất hiện vào cuối thai kỳ và có thể xảy ra một tháng hoặc một ngày trước khi bạn sinh em bé. Ngoài ra, càng gần ngày dự sinh thì càng khó nhận biết chuyển dạ 'giả' và chuyển dạ thực sự. Tuy nhiên, bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ có thể cho biết bạn đã chuyển dạ hay chưa bằng cách kiểm tra cổ tử cung có mở hay không.
Những dấu hiệu chuyển dạ khác
1. Sa bụng:
Điều này xảy ra khi đầu em bé 'sa' xuống xương chậu. Bụng của bạn sẽ trông trễ xuống. Điều này sẽ giúp bạn dễ thở hơn vì phổi không còn chịu áp lực từ em bé. Tuy nhiên, áp lực từ em bé lên thận có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Với người mới mang thai lần đầu, dấu hiệu sa bụng thường xảy ra vài tuần trước khi sinh. Với người đã từng sinh con, dấu hiệu này sẽ không xảy ra cho đến khi bắt đầu chuyển dạ.
2. Ra máu và tiết dịch âm đạo:
Nếu bạn ra máu hoặc dịch âm đạo màu nâu, điều đó có thể là cổ tử cung của bạn đã bắt đầu giãn ra. Có thể nhìn thấy nút nhầy niêm mạc bít kín cổ tử cung trong 9 tháng. Đây là một dấu hiệu khả quan nhưng chưa cho thấy chuyển dạ ngay.
3. Em bé cử động ít hơn:
Các bà bầu thường nhận thấy em bé của mình ít 'quậy' hơi vào những ngày trước khi chuyển dạ.
Không ai biết chắc lý do tại sao, có thể là do em bé nghỉ ngơi để dành sức cho việc ra đời.
Nếu bạn cảm thấy bé cử động ít hơn, hãy gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh vì đôi khi ít cử động có thể là do em bé gặp vấn đề nào đó khác.
Trong những ngày cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên ở cùng người thân
4. Vỡ ối:
Khi túi ối vỡ, bạn sẽ cảm thấy nước ối chảy ra từ âm đạo, đó có thể là một dòng chảy nhỏ hoặc trào ra một cách đột ngột. Đối với hầu hết phụ nữ, những cơn co sẽ đến trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối.
Tuy nhiên, ngay cả các cơn co không xuất hiện, hãy cho bác sĩ biết ngay khi bạn bắt đầu vỡ ối.
5. Tiêu chảy:
Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra chất prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy.
6. Bản năng 'làm tổ':
Không có lý giải khoa học nào cho dấu hiệu này, nhưng rất nhiều phụ nữ đột ngột cảm thấy một sự thôi thúc 'làm tổ' mạnh mẽ ngay trước khi bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn cảm thấy cần phải dọn dẹp nhà cửa vào lúc 3 giờ sáng, bạn có thể đã sẵn sàng chuyển dạ.
Chuyển dạ thực sự
Khi chuyển dạ thực sự, những cơn co sẽ:
- Đến đều và gần nhau hơn
- Kéo dài từ 30 - 70 giây và sẽ ngày càng lâu hơn
- Không ngừng cho dù bạn làm gì
- Lan ra sau lưng và phía trên bụng của bạn
- Dữ dội hơn với cường độ cao hơn
- Khiến bạn không đủ sức để nói chuyện với bất cứ ai
Khi nào cần đi bệnh viện
Việc nhận biết giữa chuyển dạ giả và thật sẽ giúpmẹ bầuchủ động hơn trong việc nhập viện
Bạn nên vào viện khi:
- Bạn cảm thấy áp lực trên vùng chậu ngày càng dữ dội với cường độ cao hơn.
- Bạn thấy chảy máu và tăng tiết dịch âm đạo.
- Bạn thấy một sự thay đổi lớn trong cử động của em bé.
- Bạn bị vỡ ối.
Đặc biệt khi đã xuất hiện những cơn co như dưới đây thì cần nhanh chóng vào viện:
- Đau đến mức không thể nói chuyện
- Kéo dài hơn 60 giây
- Cách nhau 5 phút trong ít nhất một giờ
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc không chắc chắn là nên làm gì, hãy hỏi ngay bác sĩ.
>> Xem thêm: Những điều các ông bố nên làm lúc vợ vượt cạn
Thanh Lê
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!