Nhện cắn - nhận biết và sơ cứu

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Hello Bacsi - Hầu hết, nhện cắn không gây nguy hiểm. Nếu bạn bị nhện độc cắn, có thể gây nguy hiểm, hãy tìm hiểu cách nhận biết và sơ cứu để tự bảo vệ.

Hầu hết các loài nhện cắn không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một số trường hợp con người bị tấn công bởi những loài nhện có độc, chẳng hạn như nhện góa phụ đen hay nhện nâu ẩn dật. Nhện nhà thường có ít độc tố và nhện rừng lại chứa nhiều độc có thể gây chết người. Nếu bạn bị nhện rừng cắn, có biểu hiện sưng to, đau nhức nặng thì cần phải tới các bệnh viện để khám và điều trị.

Ở nước ta, một vài người có sở thích nuôi nhện Tarantula như thú cưng trong nhà. Mặc dù loài nhện này khá hiền, một số giống nhện Tarantula vẫn có thể gây bệnh nghiêm trọng nhưng thường cục bộ và không đe dọa mạng sống con người.

Dấu hiệu và triệu chứng của vết nhện cắn là gì?

Giống như ong, bướm, nhện là một trong số những côn trùng có chứa độc. Khi nhện đốt, chúng sẽ tiết ra các axit. Chính các axit này gây sưng tấy, đau rát. Nọc độc của nhện nhà thường không gây hại nhưng cũng có thể gây phản ứng dị ứng dù khá hiếm.

Những triệu chứng do bị nhện độc như nhện góa phụ áo đen cắn có thể xuất hiện từ khoảng 1-24 giờ đồng hồ sau khi bị cắn, bao gồm:

  • Tê, mất cảm giác ở phía bên vết cắn;
  • Chóng mặt;
  • Da nổi ban đỏ;
  • Bắp thịt căng cứng;
  • Đau thắt ngực cùng với chuột rút;
  • Chuột rút ở bụng nghiêm trọng;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Khó thở và đau thắt ngực.

Bạn cũng có thể đau nhức ngay tại chỗ bị cắn, các mụn nước đôi khi tạo thành vết lở loét, da phát ban đỏ, sưng tấy và đau, suy nhược, đau dạ dày, đau khớp và sốt. Bạn có thể tham khảo thêm:

Mẹo xoa dịu vết ngứa khi bị côn trùng cắn

Xử trí vết thương do côn trùng đốt đúng cách

Sơ cứu nhanh khi bị bò cạp cắn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!