Do có tác dụng phản xạ tia cực tím nên kẽm oxyd có tác dụng bảo vệ da do nắng, cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng… Vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong các thuốc bôi chống nắng các bạn sẽ tìm thấy tên của kẽm oxyd trong đó.
Một số tình trạng bệnh như trứng cá, côn trùng châm đốt, ban do tã lót ở trẻ em, vảy da đầu, tăng tiết nhờn, chốc, nấm da, vảy nến, loét giãn tĩnh mạch, ngứa… vượng lên và hay xảy ra hơn trong mùa hè, dùng oxyd kẽm tôi rất hiệu quả.
Kẽm oxyd còn được dùng bôi tại chỗ làm dịu tổn thương chàm (eczema) và các chỗ trợt da nhẹ (trong điều trị chàm kẽm oxyd thường được dùng với hắc ín than đá hoặc ichthammol phối hợp trong sản phẩm), điều trị da khô, vùng da bị kích ứng do lỗ dò tiêu hóa, hậu môn nhân tạo, mở thông bàng quang, vết bỏng nông không rộng...
Ảnh minh họa
Kẽm oxyd là một thuốc tương đối lành tính và an toàn. Tuy nhiên, trong các chế phẩm thuốc chứa kẽm oxyd tôi thường có nhiều thành phần phối hợp trong đó nên những người mẫn cảm với thuốc, dị ứng với một trong các thành phần của chế phẩm thì không được dùng. Trong quá trình dùng nếu xảy ra dị ứng cần ngừng dùng thuốc.
Để dùng thuốc được an toàn, hiệu quả, trước khi bôi thuốc và trong quá trình điều trị người bệnh phải làm sạch vùng được bôi thuốc, để tránh bị bội nhiễm ở các vùng bị thuốc che phủ.
Đối với các tổn thương trên da: Sau khi rửa sạch, bôi đều một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương, 1 - 2 lần một ngày. Có thể dùng một miếng gạc vô khuẩn che lên.
Đối với vết chàm, nhất là chàm bị lichen hóa: Bôi một lớp dày chế phẩm (hồ nước) có chứa ichthammol, kẽm oxyd, glycerol lên vùng tổn thương, 2 - 3 lần một ngày.
Trường hợp đau ngứa hậu môn, nhất là trong những đợt trĩ: Bôi thuốc mỡ hoặc đặt đạn trực tràng có chứa kẽm oxyd tôi, ngày 2 - 3 lần, sau mỗi lần đi ngoài. Không nên dùng dài ngày. Nếu sau 7 - 10 ngày dùng không thấy đỡ thì phải thăm khám hậu môn trực tràng để tìm nguyên nhân gây chảy máu…
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!