Mùa hè là thời điểm du lịch rất lý tưởng nhưng chuyến du lịch trong mơ của bạn hoàn toàn có thể bị phá hỏng chỉ vì một nỗi ám ảnh mang tên say tàu xe.
Đây là lúc cơ thể của chúng ta đang ở tình trạng rối loạn thăng bằng, dẫn đến trạng thái buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi. Và điều này không chỉ xảy ra khi bạn đi xe oto, một số người còn gặp triệu chứng tương tự khi ngồi trên tàu biển.
Cô nàng 'bánh bao' Jennie (BLACKPINK) cũng thuộc hội say tàu xe nhưng nhờ có bí quyết riêng nên Jennie vẫn thoải mái vi vu khắp nơi mà không sợ nỗi lo say tàu xe ám ảnh. Vậy bí quyết của Jennie là gì nhỉ?
Nguồn ảnh: @jennierubyjane
Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy Jennie từng nhiều lần để lộ ra miếng dán chống say xe ở phía sau tai.
Nguồn ảnh: Mandoo Jennie VN - 김제니 Black Pink.
Và để thoải mái hưởng thụ khi ngồi trên tàu biển, Jennie đã đeo thêm vòng chống say xe trên cổ tay của mình.
Nguồn ảnh: @jennierubyjane
Cũng từ đây, chúng ta đã tìm thấy 2 món đồ thần kỳ giúp Jennie vô tư bay nhảy khắp nơi mà không sợ nỗi lo say tàu xe đeo bám. Đó chính là nhờ miếng dán chống say xe và vòng đeo tay chống say xe.
Do tàu xe thường chạy với vận tốc không đều, đôi khi còn rẽ ngoặt ngoằn ngoèo nên những dao động này khiến cho cơ thể thay đổi tư thế liên tục. Với những người có khả năng thích ứng tốt thì chuyện ngồi trên các phương tiện này sẽ không gây ra vấn đề gì.
Còn những người bị rối loạn tiền đình thì thường hay nhạy cảm với sự thay đổi vị trí nên gặp khó chịu khi phải di chuyển trên hai loại phương tiện này.
Đã biết Jennie dùng gì để khắc phục chứng say tàu xe rồi thì hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn một chút về 2 món đồ thần kỳ này bạn nhé!
Miếng dán chống say xe
Miếng băng dán (hay còn gọi là cao dán chống say) dùng để dán lên vùng da phía sau tai mỗi khi bạn phải di chuyển trên phương tiện là tàu xe. Khác với các loại cao dán thông thường là chỉ có tác dụng ngay tại chỗ dán, miếng dán chống say xe tác động lên toàn thân nên còn được gọi là băng dán xuyên da (có tác dụng không khác gì thuốc uống).
Sau khi dán lên vùng da khô phía sau tai, các thành phần thuốc trong miếng dán sẽ dần thấm xuyên qua da vào máu để phát huy tác dụng toàn thân (còn gọi là hệ điều trị xuyên da - transdermal therapeutic system, TTS).
Loại miếng dán say xe này là băng mỏng, thường có hình chữ nhật hoặc hình tròn. Miếng dán có chứa dược chất scopolamin nên khi thấm qua da sẽ giúp chống co thắt, giảm sự kích thích nên hóa giải cảm giác buồn nôn và nôn do say tàu xe.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng miếng dán này để chống say xe, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nên dán miếng dán vào vùng da khô sau tai từ 4 - 6 tiếng trước khi lên xe.
- Không dán liền một lúc 2 - 3 miếng trên da và không dùng kèm với thuốc uống chống say xe.
- Không dán ở nơi có vết trầy xước trên da.
- Không dùng miếng dán cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi.
- Không để miếng dán dính vào đồ ăn, nước uống.
Việc lạm dụng miếng dán chống say xe và sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, nhức đầu, nôn mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)...
Vòng đeo tay chống say xe
Theo y học cổ truyền, muốn chữa say tàu xe phải khống chế các dòng khí huyết trong chi (chân tay) luôn được ổn định khi di chuyển. Vì vậy, bấm huyệt cũng được xem là một phương pháp hữu dụng để chữa say tàu xe.
Nhưng thay vì bấm huyệt, giờ đây bạn có thể tìm tới vòng đeo tay chống say xe (hay còn gọi là băng đeo cổ tay ấn huyệt). Chiếc vòng đeo này sẽ ôm sát cổ tay và có một nút bằng nhựa ép vào huyệt Nội Quan (điểm giữa 2 huyệt trung ương ở phần cổ tay). Nó sẽ giữ chặt điểm huyệt này trong quá trình di chuyển nên tình trạng say tàu xe sẽ không có cơ hội xuất hiện.
Ngoài ra, chiếc vòng này cũng mang đến ưu điểm vượt trội hơn là có thể dùng đi dùng lại nhiều lần và không gây ra một tác dụng phụ nào cả. Do đó, bạn hoàn toàn có thể đeo chúng trên cổ tay giống Jennie mỗi khi phải di chuyển bằng tàu xe.
Source (Nguồn tham khảo): Mensjournal, Travelandleisure
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!