Nhóm máu là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể con người, tuy nhiên có nhiều người còn có những hiểu biết sai lầm về yếu tố này. Vậy nhóm máu O+ là gì? Nhóm máu này có phải là nhóm máu hiếm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Lily & WeCare.
Những thông tin chung về các nhóm máu trong cơ thể
Thường khi nói đến nhóm máu thì chúng ta chỉ hay quan tâm đến đó là nhóm A, B, AB hay O và là loại cộng hay trừ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng nhóm máu chính xác của bạn phức tạp hơn thế nhiều.
Hồng cầu trong máu của chúng ta được bao phủ bởi các kháng nguyên. 600 loại đã được xác định là chỉ chiếm 1/4 kháng nguyên hay gặp và chúng được truyền từ cha mẹ sang con cái, thông thường sẽ chia thành 35 kiểu nhóm máu mà phổ biến nhất là ABO và Rhesus (Rh). Trong số 61 kháng nguyên Rh thì kháng nguyên D là kháng nguyên quan trọng nhất.
Khi tiến hành truyền máu, chúng ta chỉ tiếp nhận hồng cầu tương ứng với kháng nguyên thuộc nhóm ABO và Rh mà thôi. Những người mang nhóm máu A, B, O sẽ sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên A hoặc B không có nguồn gốc từ cơ thể họ, có nghĩa là những người nhóm máu A thì không thể nhận nhóm máu B và ngược lại. Những người mang nhóm máu O thiếu kháng nguyên A, B nên sản xuất kháng thể chống lại cả hai; trong khi đó người nhóm máu AB lại không xuất hiện kháng thể.
Được giải thích tương tự như thế thì người không mang kháng nguyên D không nhận nhóm máu chứa nó, còn người có kháng nguyên D thì sẽ sử dụng được cả máu D- lẫn D+. Nói tóm lại, nhóm máu O+ (nhóm máu O có kháng nguyên D hay Rh+) là nhóm máu cho được nhiều nhất còn nhóm AB+ nhận được nhiều nhất.
Nhóm máu O+ có phải là nhóm máu hiếm không?
Thực tế nhóm máu hiếm nhất được cho là nhóm máu AB. Điều này chỉ đúng nếu xét trên 8 tổ hợp A, B, O và D+ hoặc D-. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Y Stanford, chỉ có khoảng 0,6% dân số mang nhóm máu AB-.
Trên thực tế có vô vàn loại kháng nguyên khác nhau. Khi kết hợp tất cả các yếu tố, ta sẽ tìm được những người với những nhóm máu cực kỳ hiếm. Ví dụ như có một người đàn ông tên Thomas đặc biệt đến mức anh ta không sở hữu bất cứ kháng nguyên nào thuộc nhóm Rhesus. Bằng sự đặc biệt đó thì anh ta đã trở thành một trong 40 người trên thế giới không mang Rh và có thể hiến máu cho bất cứ ai thuộc nhóm Rh hiếm. Nhưng ngược lại, khi cần máu, Thomas lại chỉ nhận được máu không Rh. Ngoài anh ra thì trên thế giới chỉ còn 5 người như vậy mà thôi.
Có một cuộc khảo sát của Trường Y khoa Stanford (Mỹ) đã tính tỷ lệ nhóm máu của dân số nói chung cụ thể như sau:
Nhóm máu O+: 37,4%
Nhóm máu O-: 6,6%
Nhóm máu A+: 35,7%
Nhóm máu A-: 6,3%
Nhóm máu B+: 8,5%
Nhóm máu B-: 1,5%
Nhóm máu AB+: 3,4%
Nhóm máu AB-: 0,6%
Lưu ý đây chỉ là tỷ lệ nói chung, bởi ngoài ra thì chúng có sự khác biệt đôi chút dựa trên nền tảng sắc tộc. Chẳng hạn như những người châu Á mang nhóm máu B sẽ nhiều hơn người da trắng, trong khi người có nhóm máu O phổ biến hơn trong cộng đồng người gốc Tây Ban Nha. Như vậy, nhóm máu O+ không phải là nhóm máu hiếm.
Nhóm máu hiếm Rh và những điều thai phụ cần biết
Tại sao AB là nhóm máu hiếm nhất thế giới?
Bạn có biết: Nhóm máu O Rh là gì?
Những thông tin về bệnh mồng gà ở nam giới đáng lưu tâm
Khám sức khoẻ tổng quát ở đâu tốt tại Hà Nội
Vấn đề không tương thích giữa các nhóm máu
Đây là một vấn đề phức tạp. Khác với hệ thống ABO thì những người không mang kháng nguyên D hoặc các kháng nguyên thuộc nhóm Rh sẽ không tự động từ chối nhóm máu chứa kháng nguyên. Chỉ sau khi tiếp xúc với máu Rh+ thì cơ thể người đó mới sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên. Bởi thế mà xét về mặt lý thuyết, những người nhóm máu Rh- có thể có ít nhất một lần nhận máu Rh+ mà không gặp phải vấn đề nào. Tuy nhiên, vì lý do an toàn tuyệt đối nên lựa chọn này hầu như chưa bao giờ được xem xét.
Theo các chuyên gia thì trường hợp tương đối này hay gặp là người mẹ Rh- sinh ra con có máu Rh+. Nếu như sinh con đầu lòng thì thai nhi sẽ ra đời an toàn nhưng từ lần thứ hai, cơ thể người mẹ có nhiều khả năng hình thành các kháng nguyên đi qua nhau thai và sau đó đến tấn công máu của em bé trong bụng dẫn đến bệnh tan máu. Đây cũng là hiện tượng khá hay xảy ra khi thai nhi không tương thích với mẹ về nhóm ABO nhưng nhẹ và hiếm thấy hơn. Hiện nay vấn đề không tương thích Rh được giải quyết bằng thuốc hoặc các loại kháng thể có tác dụng ngăn chặn khả năng hình thành Rh của người mẹ nên các bạn không cần lo lắng quá.
Như vậy, nhóm máu O+ không phải là một nhóm hiếm. Bài viết trênLily & WeCaređã cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin về các nhóm máu. Lily & WeCare khuyên bạn nên chủ động tìm hiểu và dắt túi những kiến thức cần thiết về nhóm máu của mình để phòng khi cần thiết dùng đến.
Xem thêm:
- Bạn có biết: Nhóm máu O Rh là gì?
- Những điều bạn chưa biết về nhóm máu ABO
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!