Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện mỗi người trong chúng ta có tới 30 hệ nhóm máu với khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau nhưng quan trọng nhất là 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. Hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O và hệ Rh có 2 nhóm máu là Rh+ và Rh-. Trong đó, nhóm máu hiếm O Rh thuộc vào hạng nhóm máu siêu hiếm.
Hiểu biết chung về các nhóm máu hiện nay
Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh đã được tính ra thành 8 nhóm máu khác nhau là: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O-. Mỗi người khi sinh ra đã được thừa hưởng di truyền từ bố và mẹ nên có 1 trong 8 nhóm máu nêu trên và không thay đổi suốt cuộc đời.
Chú thích: A+ nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh+ thuộc hệ Rh. Dấu (+) hoặc dấu (-) chỉ ra rằng bề mặt hồng cầu của người đó có kháng nguyên Rh, viết đầy đủ là Rh(D)+ trong trường hợp thứ nhất hoặc không có kháng nguyên Rh, viết đầy đủ là Rh(D)- trong trường hợp thứ 2.
Với nhóm máu hiếm O Rh, ở Việt Nam có tới 99% số người thuộc nhóm máu Rh+, O+, B+, A+ hoặc AB+ sắp xếp theo tỷ lệ giảm dần. Tuy nhiên thì chỉ chỉ có chưa đầy 1% số người thuộc nhóm máu Rh-, O-, B-, A- hoặc AB-.
Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu siêu hiếm. Như vậy, những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu siêu hiếm (trong 10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu Rh-).
Hiểu về nhóm máu O Rh+ và O Rh-
Trong nhóm máu hiếm O Rh thì Rh là viết tắt của chữ Rhesus - yếu tố Rhesus (Rhesus factor) và có 2 loại là Rh+ và Rh-. Trong đó, nhóm máu Rh- rất hiếm và ở Việt Nam chỉ chiếm 0,4‰(phần nghìn), còn Nhóm Rh+ chiếm đến gần 100%.
Trong cuộc sống, những người có nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp những khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người có nhóm máu khác bởi các lý do sau:
- Khi họ cần phải truyền máu thì không phải lúc nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm O Rh-. Thực tế cho thấy các cơ sở tiếp nhận máu hoặc bệnh viện thường không dự trữ đầy đủ tất cả các nhóm máu.
- Người mang nhóm máu Rh- thì trong cơ thể không có các kháng nguyên của nhóm máu Rh nên không thể chống lại kháng nguyên của nhóm Rh. Khi cơ thể có phản ứng mẫn cảm với nhóm máu này như được truyền máu, mổ đẻ... sẽ sinh ra kháng thể chống lại Rh+. Từ lần tiếp xúc thứ hai trở đi với nhóm máu Rh+, trong cơ thể người có nhóm máu Rh- sẽ có phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên Rh gây ra tình trạng miễn dịch gây tan máu.
- Trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+ thì có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời. Tuy nhiên thì từ lần có thai thứ 2 trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con như sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ. Điều này là do kháng thể của mẹ chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bề mặt hồng cầu của con. Hơn nữa, phụ nữ có nhóm máu Rh- thì con rất dễ tử vong.
Nhóm máu hiếm Rh và những điều thai phụ cần biết
Những điều bạn chưa biết về nhóm máu ABO
Bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm như mẹ nghĩ?
Nhóm máu O+ là gì? Nhóm máu O+ có hiếm không?
Bệnh tan máu bẩm sinh có chữa được không?
Một số giải pháp cho những người mang nhóm máu O Rh
- Một khi phát hiện có người trong gia đình thuộc nhóm máu hiếm thì cần động viên các thành viên khác của gia đình người đó đi xét nghiệm nhóm máu. Sau đó lập danh sách để theo dõi và tư vấn sức khỏe cho những người có nhóm máu hiếm.
- Vận động người có nhóm máu hiếm tham gia hiến máu tình nguyện; thực hiện việc lưu trữ và cung cấp nhóm máu hiếm trong các trường hợp cần truyền máu.
- Thành lập và tổ chức ra các câu lạc bộ những người có nhóm máu hiếm để quản lý, tư vấn sức khỏe và hỗ trợ giữa các thành viên trong các trường hợp cần truyền máu.
Những người có nhóm máu hiếm Rh- phải luôn nhớ bảo vệ cho sức khỏe chính mình bằng cách thực hiện nghiêm ngặt những điều dưới đây:
- Quan tâm đến sức khỏe của bản thân và động viên những người thân trong gia đình xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu.
- Thông báo nhóm máu Rh(-) của mình với các cơ sở khám và điều trị bệnh và đặc biệt là khi cần truyền máu và chăm sóc thai nghén.
- Tích cực tham gia câu lạc bộ những người có nhóm máu hiếm để sẻ chia thông tin và hỗ trợ nhau trong những trường hợp cần truyền máu.
Tóm lại, nhóm máu hiếm O Rh là một đặc tính di truyền giống như màu da, màu tóc... ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Những người có nhóm máu Rh- cần được quan tâm nhiều hơn, nên được sinh hoạt trong các câu lạc bộ hiến máu tình nguyện, luôn được tư vấn về sức khỏe và được giúp đỡ nhiệt tình trong cuộc sống.
Xem thêm:
- Phương pháp “yêu” phù hợp theo từng nhóm máu để lên đỉnh trọn vẹn
- Nhóm máu có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe con người?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!