Sốt xuất huyết là bệnh thường có ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới do nhiễm vi-rút Dengue. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện như một hội chứng nhiễm vi-rút không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến và đưa đến tử vong cho nên rất có thể dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác.
1. Dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
Tại Việt nam,Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, cả nước có 25.000 ca mắc sốt xuất huyết (SXH). Nhiều tỉnh thành phía nam số ca mắc tăng 40% - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Các tỉnh thành phía nam, miền tây, đặc biệt là TP.HCM và Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ được coi là điểm nóng của dịch sốt xuất huyết với hàng ngàn bệnh nhi đã bị nhiễm bệnh và phải nhập viện cấp cứu, trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Tại TP Hồ Chí Minh, số ca mắc SXH trong tuần tăng 8% so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc SXH trên địa bàn từ đầu năm đến nay là 7.197 ca. Các quận, huyện có dịch bệnh SXH tăng cao là quận 7, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Thạnh, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc sốt xuất huyết
Trước đây, dịch SXH thường xảy ra ở trẻ em vì hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên, những năm gần đây, đối tượng người lớn mắc SXH chiếm khoảng 50% tổng số người bệnh. Điều đáng chú ý là vi-rút SXH đã lưu hành ở nhiều dạng (type), nên người bệnh SXH đã khỏi vẫn có thể bị mắc lại và lần mắc SXH sau đều nặng hơn lần mắc SXH.
2. Những triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh nhân thường đột ngột sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, chảy nước mũi trong, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và có thể tiêu chảy hoặc phân đen. Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội.
Sốt thường hết vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8, và thường kèm biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết dưới da chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ban xuất huyết đôi khi có biểu hiện ngứa.
Một số trường hợp nặng có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.
Đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh SHX để tránh nhầm lẫn với những bệnh khác dẫn đến việc điều trị sai hướng hoặc làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
Muỗi là loài trung gian truyền bệnh
3. Những bệnh dễ nhầm lẫn với sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường bị nhầm với một số bệnh. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Các bệnh về máu có biểu hiện xuất huyết dưới da
Bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu cấp, suy tủy. Các bệnh này cũng có biểu hiện chấm, nốt mảng xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu nội tạng nhưng nguyên nhân lại do bệnh về máu gây giảm tiểu cầu.
Cách phân biệt:
- Bệnh nhân không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, không đột ngột sốt cao, không kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng cấp (người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ ,đau thắt lưng và đôi khi đau chân, đau họng, chảy nước mũi trong, buồn nôn, nôn mửa..)
- Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Sốt xuất huyết thường có giảm bạch cầu. Trường hợp tăng bạch cầu và tăng bạch cầu đa nhân trung tính thường là cơ sở để loại trừ Dengue xuất huyết. Hoặc bạch cầu tăng trong các bệnh ung thư máu.
Nhiều bệnh có chung một số biểu hiện dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị nhầm lẫn
Các bệnh sốt phát ban
Bệnh nhân cũng sốt, sau đó phát ban như bệnh: Sởi, sốt phát ban, Rubeon..
Cách phân biệt:
- Trên da xuất hiện các nốt xuất huyết mà là các ban nổi sần hoặc hơi nổi trên mặt da, dùng tay căng da hoặc dùng phiến kính ấn vào thấy màu sắc nốt ban mờ đi hoặc mất hẳn.
Các bệnh ngoài da có biểu hiện ban hồng sắc
Bệnh viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc.
Cách phân biệt:
- Thường diễn biến từ từ không đột ngột và không có sốt cao, toàn thân thường bình thường, không có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc.
- Các ban trên da là những sẩn viêm làm thay đổi hình thể da, nổi cộm, ngứa, có thể chảy nước vàng, ấn căng lên tổn thương thấy thay đổi màu sắc.
Phân biệt sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (P1)
4. Những nguyên nhân làm bệnh sốt xuất huyết nặng lên
- Bệnh nhân chủ quan cho rằng sốt xuất huyết là bình thường, nhất là ở những nơi hàng năm thường xảy ra dịch sốt xuất huyết, bệnh nhân không được bù nước điện giải kịp thời, gây sốc trụy tim mạch và tử vong.
Không phải sốt xuất huyết gây mất nước mà bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu (giảm khoảng 20 đến 30% thế tích). Bệnh gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước, nhưng vẫn phải tiếp nước sớm. Vì vậy truyền nước là điểm mấu chốt, quan trọng trong điều trị.
- Bệnh nhân tưởng là sốt cảm cúm bình thường uống thuốc Aspirin làm trầm trọng thêm hiện tượng xuất huyết và có thể tử vong do xuất huyết dạ dày hoặc xuất huyết đa phủ tạng.
- Bệnh nhân bị sốt xuất huyết không điển hình bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác, đến khi bệnh nặng lên hoặc có biểu hiện rõ ràng mới được chẩn đoán là sốt xuất huyết.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho người bệnh vì có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn
5. Những việc cần làm khi có người bị sốt xuất huyết
- Khi bệnh nhẹ có thể quản lý theo dõi tại nhà: sốt không cao, các dấu hiệu toàn trạng không nặng nể, các ban xuất huyết ít, không chảy máu cam, không đi ngoài phân đen
- Cần cho uống bù nước và điện giải: sử dụng các loại gói bột Orezol, pha với nước theo hướng dẫn
- Uống thuốc hạ sốt Paracetamol, không được dùng Aspirin.
- Không dùng kháng viêm không steroid (làm cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết không cầm được).
- Bệnh nhân cần đưa nhập viện: Bệnh nhân sốt cao, các ban xuất huyết nhiều, đau tức vùng gan, có biểu hiện trụy mạch, có các bệnh từ trước như hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn…
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Ảnh minh họa: Internet
BS Đỗ Hữu Thảnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!