Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ và đủ thời gian.
Tuy nhiên, phòng ngừa bệnh vẫn là cách tốt nhất để tránh bị lao phổi tấn công. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi chăm sóc và điều trị bệnh lao phổi - theo các chuyên gia y tế thế giới.
Để phòng ngừa bệnh lao hiệu quả nhất, bạn nên tiêm chủng vắc-xin BCG cho con sau khi sinh.
Đối với những người bị tiểu đường, suy dinh dưỡng, người có HIV... rất dễ bị bệnh lao, do đó phải thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện bệnh lao sớm. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lao gồm ho khạc, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sốt trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều, sút cân…
Hãy sử dụng khẩu trang thường xuyên nếu bạn cảm thấy môi trường xung quanh bị ô nhiễm không khí và nhiều bụi bẩn. Đối với những ai khỏe mạnh, khi tiếp xúc với người bệnh cũng cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi khám bệnh.
- Nên giữ gìn vệ sinh môi trường thật tốt, nhà cửa cần thoáng mát, sạch sẽ. Tuyệt đối, bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi.
- Bạn cũng nên phơi quần áo, chăn chiếu, gối của bệnh nhân dưới ánh nắng mặt trời. Đây là những biện pháp đơn giản nhất để tiêu diệt vi khuẩn lao.
- Bệnh lao thường 'viếng thăm' các bệnh nhân khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Do đó, bạn cần thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể thao, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh hút thuốc lá, uống rượu và phải biết cách tự chăm sóc bản thân để bệnh lao không lây nhiễm qua những người xung quanh.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!